Cảnh giác với chứng viêm hang vị dạ dày ở trẻ em
Nội Dung Bài Viết
Bệnh viêm hang vị dạ dày ở trẻ em nếu không được chữa trị sớm, nó có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, để chữa bệnh cần phải có phương pháp điều trị hợp lý, tránh gây nguy hại cho sức khỏe của trẻ. Vậy viêm hang vị dạ dày ở trẻ em là gì, cách điều trị như thế nào? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề này.
I/ Thông tin cần biết về bệnh viêm hang vị dạ dày ở trẻ em
Nắm rõ các thông tin về bệnh sẽ giúp phụ huynh chủ động hơn trong việc điều trị và phòng bệnh cho con:
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh viêm hang vị dạ dày còn có tên gọi khác là viêm loét xung huyết hang vị dạ dày . Đây là một bệnh lý phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Vì thế, không chỉ có người trưởng thành mà trẻ em cũng là đối tượng dễ bị viêm hang vị dạ dày.
Thông thường, những nguyên nhân làm cho trẻ bị bệnh gồm có:
- Do thói quen ăn uống: Thường xuyên ăn các thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa như đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, dùng nhiều chất kích thích… sẽ khiến cho dạ dày ngày càng yếu và gây bệnh. Ngoài ra, thói quen ăn uống vội vàng, thất thường cũng là một trong những nguyên nhân mà chúng ta cần kể đến.
- Bị lây bệnh từ những người thân trong gia đình: Nếu cha mẹ hoặc những người thân trong gia đình mắc bệnh đường ruột do vi khuẩn Hp, con cái của họ cũng có thể bị nhiễm. Loại vi khuẩn này chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh đau dạ dày, trong đó có viêm hang vị dạ dày.
- Căng thẳng, áp lực từ việc học hành thi cử: Người lớn có những áp lực của riêng mình, trẻ em cũng vậy. Học hành, thi cử ngày càng nhiều vô tình làm cho trẻ căng thẳng, áp lực. Và chính điều này là nguyên nhân gây bệnh viêm hang vị dạ dày ở trẻ em.
Triệu chứng bệnh viêm hang vị dạ dày ở trẻ em
Phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp bệnh mau lành. Đồng thời, nó cũng làm tăng khả năng phục hồi chức năng dạ dày của trẻ sau khi điều trị. Các triệu chứng của viêm hang vị dạ dày thường điển hình cho các bệnh về dạ dày, cụ thể như sau:
- Đau âm ỉ, đau tức vùng thượng vị.
- Cơn đau tăng lên dữ dội khi người bệnh sử dụng các chất kích thích niêm mạc dạ dày, như đồ chua, đồ nóng, trà đặc, đồ chua…
- Khi ăn uống thất thường, khi ăn quá no hoặc quá đói sẽ khiến cơn đau tăng lên.
- Bệnh nhân có thể buồn nôn và nôn. Tình trạng này thường đi kèm với chứng khó tiêu. Ngay cả khi trong dạ dày không có thức ăn thì bệnh nhân vẫn luôn có cảm giác buồn nôn. Tùy từng trường hợp mà cảm giác này có thể nhẹ hoặc nặng, trong một số trường hợp chúng có thể gây nôn cho bệnh nhân.
- Khi bệnh đã vào giai đoạn mạn tính, cơ thể không hấp thụ được các chất dinh dưỡng qua đường tiêu hóa. Do đó, bệnh nhân trở nên xanh xao, thiếu máu. Tình trạng này kéo dài gây chán ăn, người mệt mỏi và làm suy nhược cơ thể.
Đối với trẻ em, bị viêm hang vị dạ dày còn làm cho bé thường xuyên quấy khóc, chán ăn, người mệt mỏi, xanh xao. Nó không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn ngăn cản sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của bé. Vì vậy, phát hiện và điều trị sớm bệnh là việc cần làm.
II/ Điều trị bệnh viêm hang vị dạ dày ở trẻ em
Trẻ em là đối tượng nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Vì vậy, các biện pháp điều trị bệnh viêm hang vị dạ dày cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để tránh gây ra các vấn đề xấu cho con. Dưới đây là phương pháp chữa bệnh viêm hang vị dạ dày thường được sử dụng:
1. Điều trị theo phác đồ 4T
Điều đầu tiên mà cha mẹ nên làm là đưa con đi khám để nắm được tình hình bệnh lý của trẻ. Khi đã xác định được trẻ bị viêm hang vị dạ dày, các bác sĩ thường chỉ định điều trị cho con theo phác đồ 4T, cụ thể như sau:
+ Thuốc (T1):
Các loại thuốc thường được sử dụng gồm có:
- Thuốc trung hòa acid: Phosphalugel, Gastropulgit…
- Các loại thuốc giảm tiết dịch vị
- Thuốc ức chế thụ thể H2 của histamin: Ranitidin, Cimetidin… Chúng có tác dụng làm giảm quá trình tiết acid, HCL
- Thuốc ức chế bơm proton: Omeprazol, lansoprazol.. có tác dụng ức chế tế bào viền tiết HCL.
- Các loại thuốc diệt vi khuẩn Hp nếu xét nghiệm dương tính. Để loại bỏ vi khuẩn, các bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân sử dụng phác đồ 3 thuốc. Trường hợp không mang lại tác dụng, có thể sử dụng phác đồ 4 thuốc. Những loại kháng sinh thường được dùng gồm Metronidazol, amoxicillin, clarithromycin, tetracyclin muối bismuth….
- Các loại thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương như ..: Chúng có tác dụng làm giảm đau, giảm sự co thắt, an thần…
Vì các loại thuốc tây có thể làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ. Do đó, các bậc phụ huynh cần chú ý cho con dùng thuốc đúng liều lượng, thời gian, liệu trình điều trị. Thêm vào đó, tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung thêm cho con các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày. Điều này giúp tránh được tình trạng viêm, xung huyết, trợt loét, ngăn ngừa bệnh tái phát hoặc biến chứng.
+ Tinh thần (T2):
Bệnh nhân nên giữ được tinh thần vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng mệt mỏi. Điều này giúp cho khí huyết được lưu thông, ngăn ngừa được bệnh tái phát.
+ Thể dục (T3):
Duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày cho trẻ cũng là cách điều trị viêm hang vị dạ dày. Nó sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, làm bệnh mau hồi phục và đồng thời ngăn ngừa được nguy cơ mắc nhiều bệnh khác. Tuy nhiên, cần chú ý lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng với cường độ vừa phải như bơi lội, đi bộ, chạy tại chỗ, yoga…
+ Thực phẩm:
Để việc chữa viêm hang vị dạ dày ở trẻ em diễn ra được thuận lợi, mau chóng các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn uống cho con. Vì một lẽ những thức ăn mà chúng ta sử dụng hàng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày và ruột. Do đó, cần đảm bảo cho con ăn những thực phẩm lành mạnh, đảm bảo chất dinh dưỡng như rau xanh, trái cây tươi, các thực phẩm có tác dụng kháng viêm.
Bên cạnh đó, hạn chế để con ăn những món ăn có nhiều gia vị, đồ ăn cay nóng, thực phẩm chiên rán, các chất kích thích, nước có ga… Ngoài ra, hãy chú ý cho trẻ ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ. Không để bé ăn quá no hoặc nằm liền để tránh tình trạng khó tiêu.
2. Chữa viêm hang vị dạ dày ở trẻ em bằng bài thuốc dân gian
Việc điều trị bệnh bằng thuốc tây có thể tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng cho con. Vì thế, nếu bệnh đang nhẹ, các mẹ có thể tham khảo và áp dụng các bài thuốc từ dân gian trị viêm hang vị dạ dày cho con. Dưới đây là một số bài thuốc thường được áp dụng:
+ Uống trà hoa cúc:
Trà hoa cúc được chứng minh là có tác dụng rất tốt đối với hệ tiêu hóa. Nó giúp giảm đau, kháng viêm và làm dịu đường ruột.
Vì vậy, có thể dùng trà hoa cúc để làm giảm bớt các triệu chứng viêm hang vị dạ dày bằng cách sau:
Chuẩn bị một cốc nước nóng, cho khoảng 2 thìa hoa cúc khô vào. Đậy kín khoảng 10 phút, cho thêm một chút mật ong vào rồi uống. Nên sử dụng hàng ngày để mang lại tác dụng tốt.
+ Chữa viêm hang vị dạ dày bằng vỏ bưởi khô:
Vỏ bưởi có tác dụng làm giảm sự tiết dịch vị acid dạ dày. Đồng thời, nó giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, làm dịu cơn đau do bệnh gây ra. Do đó, nếu trẻ bị viêm hang vị dạ dày, các mẹ có thể áp dụng bài thuốc từ vỏ bưởi để chữa cho con theo cách sau:
Vỏ bưởi khô đem rửa sạch. Gừng tươi gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng rồi cho cả 2 nguyên liệu vào nồi. Cứ đun sôi kỹ với nước, sau đó lấy nước này để dùng mỗi ngày. Thực hiện thường xuyên sẽ thấy các triệu chứng mau chóng được giảm bớt.
+ Kết hợp gừng và mật ong:
Gừng có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa, giúp làm dịu cơn đau, chống co thắt. Trong khi đó, mật ong cũng có tác dụng kháng viêm, đồng thời chứa nhiều chất dinh dưỡng rất có lợi cho sức khỏe. Chính vì thế, điều trị viêm hang vị dạ dày bằng bài thuốc từ gừng và mật ong sẽ đem lại tác dụng đáng kể, giúp bé thấy dễ chịu hơn.
Các mẹ có thể thực hiện bài thuốc này theo cách sau: Gừng tươi đem rửa sạch, thái lát mỏng, cho vào ly nước ấm. Thêm vài thìa mật ong nguyên chất vào, khuấy đều rồi uống. Nên cho bé dùng vào buổi sáng và tối để mang đến hiệu quả tốt nhất.
+ Bài thuốc từ hạt đậu rồng:
Không chỉ được dùng làm thực phẩm, đậu rồng còn được biết đến với tác dụng chữa viêm hang vị dạ dày khá hiệu quả. Bởi trong loại quả này có chứa nhiều chất kháng tiết dịch vị acid, chống viêm, giúp vết thương mau lành. Để chữa viêm hang vị dạ dày ở trẻ em bằng đậu rồng, các phụ huynh có thể áp dụng theo cách sau:
Tách lấy hạt đậu rồng, đem rang cho đến khi thấy có mùi thơm thì tắt bếp. Dùng hạt này để ăn, mỗi lần dùng từ 10 – 14 hạt là được. Tuy nhiên, cần lưu ý là chỉ ăn 2 lần một ngày và nên ăn vào trước bữa ăn.
+ Điều trị viêm hang vị dạ dày ở trẻ em bằng lá khôi tía:
Hoạt chất tanin và glycosid trong thành phần của lá khôi tía có tác dụng làm giảm đáng kể các triệu chứng bệnh hang vị dạ dày. Vì thế có thể dùng nó chữa bệnh theo cách sau:
Chuẩn bị lá khôi tía tươi, rửa sạch, cho vào ấm và sắc lấy nước uống. Để con kiên trì áp dụng trong khoảng 10 ngày, các triệu chứng bệnh viêm hang vị sẽ được giảm thiểu rõ rệt.
Ngoài những cách trên, khuyên trẻ uống nhiều nước cũng là điều nên làm. Bởi các cơn đau dạ dày thường xuất hiện do dịch vị acid được tiết ra quá nhanh. Khi không được trung hòa kịp thời, chúng tràn lên vết loét và gây đau. Vì thế, uống nhiều nước sẽ làm giảm được tình trạng này, giúp con trở nên dễ chịu.
Bệnh viêm hang vị dạ dày ở trẻ em nếu không được điều trị sớm, nó có thể gây nên các biến chứng khác nguy hiểm hơn. Do đó, để biết bảo vệ con trẻ đúng cách, nắm rõ các thông tin về bệnh là việc nên làm.
Cảm ơn bài viết.