Lưỡi trắng đau họng là dấu hiệu ung thư lưỡi?

Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì?

Viêm mũi họng xuất tiết có nguy hiểm không? Điều cần biết

Viêm họng xung huyết – Nguy hiểm, dễ gây ung thư vòm họng

Viêm họng hạt có mủ – Hình ảnh, dấu hiệu nhận biết, điều trị

7 kẹo ngậm đau họng (dạng thuốc thảo dược) hiệu quả nhanh

Viêm họng mủ là gì, có tự khỏi không? Những thông tin cần biết

Đau rát cổ họng – Nguyên nhân và cách trị tự nhiên + Thuốc

Viêm họng ở trẻ em – Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, phòng ngừa

Viêm họng kéo dài mãi không khỏi là do đâu? Làm sao khỏi?

Viêm loét họng – Mức độ nguy hiểm và thông tin cần biết

Tình trạng viêm loét họng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng phức tạp như nấm họng, đau tai, ung thư vòm họng, viêm cầu thận, viêm màng ngoài tim,… Bệnh nhân cần phải thận trọng, không được chủ quan với căn bệnh này. 

viêm loét họng
Viêm loét họng gây tổn thương nghiêm trọng ở vòm họng.

Mức độ nguy hiểm khi viêm loét họng

Cổ họng là nơi giao thoa giữa đường thở và đường ăn uống. Nếu bị vi khuẩn, virus tấn công, người bệnh sẽ rất dễ bị viêm loét họng. Hiện nay, có rất nhiều bệnh nhân mắc phải căn bệnh này, gây ảnh hưởng đến ống thực quản và dây thanh quản. Với căn bệnh viêm loét họng, nếu không tiến hành thăm khám, điều trị sớm, bệnh nhân sẽ đứng trước nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm do tình trạng viêm loét họng gây ra.

# Sụt cân, suy nhược cơ thể

Người bệnh viêm loét họng kéo dài sẽ khiến cho cơ thể bị giảm sút, suy nhược nghiêm trọng, ăn uống kém. Bên cạnh đó, bệnh nhân có triệu chứng khó nuốt thức ăn, nuốt vướng, đau rát cổ họng liên tục. Tình trạng bệnh kéo dài sẽ khiến cho người bệnh bị sụt cân nhanh chóng do không thể ăn uống được.

# Áp-xe vùng hạ họng

Sau khi tiến hành thăm khám, người bệnh viêm loét họng sẽ tiến hành nội soi. Quá trình nội soi cho thấy khối sùi loét thành sau họng bên phải. Đồng thời ở vùng hạ họng còn có dấu hiệu bị áp-xe. Bệnh nhân sẽ đối diện với tình trạng viêm loét họng ở mức độ nặng, gây đau rát cổ họng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

# Vỡ niêm mạc họng

Nếu bệnh nhân bị viêm loét họng trong khoảng thời gian dài sẽ rất dễ bị vỡ niêm mạc họng. Lớp niêm mạc sẽ nhanh chóng bị bong tróc, tổn thương nghiêm trọng. Cổ họng bị sưng đỏ, đau rát thường xuyên. Đặc biệt, họng có cảm giác vướng, khó nuốt, mùi hôi khó chịu.

# Nấm họng

viêm loét họng
Viêm loét họng có thể gây ra tình trạng nấm họng.

Những người bị viêm loét họng có khả năng bị nấm vùng cổ họng. Bệnh nhân sẽ có triệu chứng ngứa cổ, ho kéo dài, xuất hiện đờm xanh, vàng ở họng. Đồng thời, người bệnh còn có triệu chứng bị hắt hơi, chảy nước mũi thường xuyên, sốt, phần lưỡi dày và bẩn, dễ bị chảy máu, tăng tiết nước bọt.

# Ung thư vòm họng

Viêm loét họng kéo dài sẽ khiến cho cổ họng bị sưng to, ho có đờm, lưỡi trắng đau họng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vòm họng. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể đối diện với tình trạng ung thư vòm họng bởi mức độ viêm nhiễm ngày càng nặng.

Ngoài những biến chứng trên, người bệnh viêm loét họng còn gặp phải các biến chứng như viêm cầu thận, viêm màng ngoài tim, viêm khớp, viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản,…

Một số thông tin gây viêm loét họng

Viêm loét họng thường xuất hiện ở vị trí dây âm thanh, thực quản, cổ họng. Những bệnh nhân mắc phải căn bệnh này sẽ rất dễ mắc phải một số vấn đề về khả năng nói chuyện, ăn nhai, nuốt thức ăn. Dưới đây là một số thông tin về bệnh viêm loét họng, người bệnh cần biết.

1. Nguyên nhân gây viêm loét họng

Khi bị viêm loét họng, người bệnh nên sớm thăm khám để tìm chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp nhất. Cụ thể, một số nguyên nhân gây bệnh viêm loét họng như sau.

viêm loét họng
Trào ngược dạ dày gây bệnh viêm loét họng.
  • Điều trị bệnh ung thư phải sử dụng hóa trị và xạ trị định kỳ trong khoảng thời gian dài.
  • Nhiễm trùng nấm men, nhất là nấm Candida khiến cho vùng miệng bị tưa, viêm loét, đau rát.
  • Nhiễm virus Herpangina gây bệnh tay chân miệng, làm cho vòm họng bị loét và miệng xuất hiện nhiều mụn nước.
  • Ung thư vòm họng khiến cho vùng cổ họng bị viêm loét, ngứa rát, tổn thương.
  • Người bệnh mắc phải các bệnh lý như hội chứng Behçet khiến do niêm mạc họng bị viêm loét, chảy máu.
  • Mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày
  • Hút thuốc lá thường xuyên, tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm gây ho nhiều.

2. Dấu hiệu nhận biết viêm loét họng

Viêm loét họng sẽ khiến cho vùng cổ họng bị tổn thương nghiêm trọng. Khi mắc phải căn bệnh này, bệnh nhân sẽ gặp phải một số triệu chứng điển hình sau đây.

  • Đau họng
  • Lở miệng
  • Sốt cao hoặc bị ớn lạnh
  • Mùi hôi miệng gây khó chịu
  • Nôn hoặc buồn nôn
  • Khó nuốt thức ăn hoặc đau cổ họng khi nuốt
  • Đau tức ngực, nóng rát ngực, ợ hơi, ợ chua
  • Ho thường xuyên
  • Có cảm giác xuất hiện khối u ở họng
  • Nôn ra chất nhầy hoặc máu
  • Thay đổi giọng nói
  • Miệng có mùi chua, vị giác thay đổi
  • Đau tai

Cách chữa viêm loét họng

Với căn bệnh viêm loét họng, người bệnh nên tiến hành thăm khám bác sĩ sớm. Thông thường, bệnh nhân sẽ tiến hành chụp X-quang và thực hiện một số xét nghiệm để kiểm tra mức độ tổn thương ở vòm họng, nội soi thực quản, nội soi thanh quản, chụp cắt lớp CT, chụp cộng hưởng từ MRI. Đây là cách giúp bác sĩ phát hiện ra được bệnh lý ung thư vòm họng, người bệnh có thể gặp phải. Tùy thuộc vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị viêm loét họng khác nhau.

# Sử dụng thuốc

Để kiểm soát tình trạng viêm loét họng lan rộng, bác sĩ sẽ kê đơn cho bệnh nhân với một số loại thuốc phổ biến sau đây.

viêm loét họng
Sử dụng thuốc Tây chữa viêm loét họng
  • Thuốc kháng sinh, kháng virus cho trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng.
  • Thuốc súc miệng có chứa các chất gây tê tại chỗ.
  • Thuốc giảm đau acetaminophen, paracetamol,…
  • Thuốc chống nấm, sốt rét, sốt siêu vi

# Phẫu thuật

Chỉ những trường hợp cần thiết, người bệnh viêm loét họng uống thuốc nhưng không cải thiện bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân phẫu thuật. Đây là giải pháp cuối cùng giúp kiểm soát tình trạng viêm loét, ngứa ngáy, khó chịu ở cổ họng. Vì phẫu thuật có thể tiềm ẩn một số biến chứng nguy hiểm như hôn mê, đông máu, nhiễm trùng,… nên bệnh nhân cần phải cân nhắc kỹ, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Biện pháp phòng ngừa viêm loét họng

Với căn bệnh viêm loét họng, việc phòng ngừa bệnh là rất cần thiết. Căn bệnh này có thể kiểm soát nếu người bệnh bị viêm lót họng ở mức độ nhẹ và áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà. Dưới đây là một số lưu ý mọi người cần biết để tránh mắc bệnh viêm loét họng.

viêm loét họng
Súc miệng bằng nước muối giúp phòng ngừa viêm loét họng hiệu quả.
  • Vệ sinh vòm họng sạch sẽ, sử dụng nước muối sinh lý súc miệng hàng ngày để tránh tình trạng cổ họng có hạt trắng, đau rát họng, chảy máu,…
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và có thể bổ sung cho cơ thể các loại nước ép trái cây để tăng cường sức khỏe.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tránh ăn những loại thức ăn lạnh, thực phẩm gây kích ứng vòm họng.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích không tốt cho sức khỏe như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Tích cực luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  • Giữ tâm lý vui vẻ, lạc quan, không nên lo lắng, căng thẳng
  • Làm việc vừa sức, không được làm việc nặng nhọc, nói quá nhiều
  • Tránh uống nước đá và những thực phẩm lạnh
  • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không được ăn thực phẩm bẩn, thức ăn để lâu ngày gây ảnh hưởng vòm họng
  • Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài, tránh tiếp xúc trực tiếp với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh và vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ
  • Nếu sử dụng bất cứ loại thuốc chữa trị bệnh nào cũng cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không được áp dụng tùy tiện.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về bệnh viêm loét họng. Đây là căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh và có thể gây ra hàng loạt các biến chứng phức tạp. Các bác sĩ cảnh báo bệnh nhân nên thận trọng với căn bệnh này bởi rất nhiều người nhầm lẫn với bệnh lý viêm họng thông thường khác. Bên cạnh đó, người bệnh không được tự ý mua thuốc uống mà không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khiến bệnh chuyển biến nặng, gây khó khăn cho việc điều trị về sau.

Cùng chuyên mục

Viêm mũi họng là gì? Nguyên nhân, cách trị và phòng ngừa

Viêm mũi họng (cảm lạnh) là bệnh hô hấp phổ biến và có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh đều xảy...

Viêm họng do liên cầu khuẩn – Dấu hiệu, đặc điểm & điều trị

Viêm họng do liên cầu khuẩn là hiện tượng niêm mạc họng bị nhiễm trùng do vi khuẩn liên cầu. So với viêm họng do virus, loại viêm họng này...

Các thông tin cần biết về bệnh viêm họng cấp

Viêm họng cấp tính – Triệu chứng, cách xử lý và điều trị

Virus, các loại vi khuẩn như liên cầu khuẩn, bạch hầu... được cho là nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm họng cấp tính. Bệnh có thể lây nhiễm cho...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn