Viêm lợi ở trẻ em: Nguyên nhân, cách trị và phòng ngừa
Nội Dung Bài Viết
Hiện nay, tỉ lệ trẻ em mắc bệnh viêm lợi ngày càng tăng nhanh. Hầu hết các bé đều gặp phải một số triệu chứng như sưng tấy lợi, đau đớn, mưng mủ,… Đã đến lúc cha mẹ nên trang bị cho mình kiến thức về bệnh viêm lợi ở trẻ em để có phương pháp kiểm soát bệnh kịp thời.
Viêm lợi ở trẻ em – Thông tin cần biết
Hầu hết trẻ em và người lớn đều gặp rất nhiều vấn đề về răng miệng, khiến sức khỏe bị giảm sút. Nướu răng là hệ thống phần mềm được bao quanh chân răng. Những trẻ em mắc bệnh viêm lợi sẽ gặp phải tình trạng nhiễm trùng ở phần mô xung quanh răng. Tuy nhiên, ở mức độ nhẹ, bệnh lý này sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến phần nha chu như dây chằng nha chu, xương ổ răng, gốc răng,… Nếu bệnh chuyển biến nặng, cao răng tích tụ nhiều sẽ khiến cho vi khuẩn sản sinh độc tố gây đau nhức, chảy máu ở chân răng.
Viêm lợi ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng ở các mô mềm xung quanh giúp nâng đỡ cho răng. Khi bị viêm lợi, phần nướu của trẻ nhanh chóng sưng đỏ, chảy máu. Nướu nhanh chóng chuyển từ màu hồng nhạt sang màu đỏ ưng hoặc xanh xám. Lợi là cơ quan rất dễ bị tổn thương nhất do cấu tạo mô mềm và nằm ở ngoài cùng. Lúc này, bề mặt của nướu sẽ trở nên trơn láng và dễ bị tổn thương do vi khuẩn tấn công. Căn bệnh này có thể gây viêm nha chu hoặc một số bệnh lý nha khoa khác.
# Một số triệu chứng bệnh viêm lợi ở trẻ em:
- Hơi thở có mùi hôi, khó chịu.
- Lợi bị sưng phồng, dễ bị chảy máu khi ăn uống hay đánh răng.
- Răng thường xuyên bị lung lay.
- Lợi bị thâm, không được hồng hào.
- Phần nướu xuất hiện những đốm trắng bất thường
- Lợi bị tụt để lộ chân răng.
- Lở loét bên trong má và nướu.
- Trẻ ăn không ngon miệng, ít ăn, thường xuyên bị đau nhức ở nướu.
# Các giai đoạn viêm lợi ở trẻ em:
Bệnh viêm nướu ở trẻ em với 2 giai đoạn chính:
+ Giai đoạn 1:
- Lợi của trẻ bị ửng đỏ, sưng phồng và dễ bị chảy máu, nhất là khi trẻ đánh răng thường xuyên.
- Nướu không còn dai, chắc mà trở nên mềm và bở do vi khuẩn sản sinh độc tố gây ảnh hưởng đến phần nướu.
- Ở giai đoạn này, nếu trẻ được phát hiện và điều trị sớm thì sẽ nhanh khỏi bệnh.
+ Giai đoạn 2:
- Lợi nhanh chóng bị sưng viêm, ửng đỏ. Các loại thức ăn nhanh chóng tích tụ ở khe răng gây ra hàng loạt các biến chứng như nhiễm trùng, sâu răng, viêm quanh cuống răng, viêm tủy,…
- Chất lượng men răng bị ngả vàng hoặc nâu.
- Lợi dễ bị chảy máu, có mùi khó chịu.
- Sức đề kháng của con người suy giảm nhanh chóng.
- Lưỡi, môi, miệng bị lở loét, gây rát bỏng.
# Hậu quả viêm nướu răng ở trẻ em:
- Trẻ có thể bị viêm lợi trùm, viêm nướu răng ở mức độ nặng, gây tổn thương nghiêm trọng ở răng.
- Tích tụ mảng bám ở bề mặt răng
- Nướu bị sưng đỏ, dễ bị chảy máu, viêm nhiễm, khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.
- Vi khuẩn bám sâu ở chân răng khiến cho nướu nhanh chóng bị tách rời.
- Quanh cổ răng bị mưng mủ dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm.
- Các tổ chức xung quanh răng, dây chằng, ổ xương nhanh chóng bị phá hủy làm cho nướu nhanh chóng bị tụt. Lúc này, xương ổ răng sẽ nhanh chóng bị lung lay và rất dễ dẫn đến tình trạng rụng răng.
Nguyên nhân gây viêm lợi ở trẻ em
Viêm lợi ở trẻ em là căn bệnh về răng miệng vô cùng nguy hiểm nếu không có phương pháp điều trị kịp thời. Hiện tại, tỉ lệ những trẻ em mắc bệnh viêm lợi ngày càng tăng nhanh, khiến cho các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Căn bệnh này có thể gây tổn thương răng miệng, gây viêm nha chu. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm lợi ở trẻ em. Dưới đây là một số nguyên nhân chính, cha mẹ cần phải biết để sớm phòng ngừa bệnh cho bé.
# Tích tụ mảng bám trên răng
Trong quá trình ăn uống, các mảng bám tích tụ ở răng. Nếu trẻ không vệ sinh răng sạch sẽ, súc miệng nước muối thường xuyên sẽ khiến cho thức ăn nhanh chóng tích tụ trên răng. Chúng bám rất cứng và thường có màu nâu hoặc vàng. Những mảng bám này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn nhanh chóng sản sinh ra các độc tố và gây kích ứng, làm hỏng các nướu răng. Tốt nhất, cha mẹ nên dạy trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy để loại bỏ các mảng bám trên răng dễ dàng hơn.
# Mọc răng
Với những trẻ 6 – 7 tuổi, các bé sẽ bước vào giai đoạn mọc răng vĩnh viễn. Trong quá trình mọc răng, sự thay đổi kích thước răng sẽ khiến các bé bị viêm lợi. Bé có thể bị đau nhức, khó chịu ở răng. Một số trường hợp, trẻ còn bị nóng sốt, chán ăn, ăn không ngon miệng. Phần lợi của trẻ bị ửng đỏ, sưng viêm nhanh chóng. Trong trường hợp này, cha mẹ cần đưa trẻ tiến hành kiểm tra răng miệng kịp thời.
# Sang chấn cơ học
Một số san chấn cơ học như nhai thức ăn, cắn móng tay, uống nước đá,… cũng có thể khiến cho trẻ có dấu hiệu mắc bệnh viêm lợi. Trẻ ăn nhai những thức ăn quá cứng sẽ khiến cho vùng lợi nhanh chóng bị tổn thương, chảy máu thường xuyên. Đặc biệt, thức ăn quá lạnh sẽ làm ảnh hưởng đến răng, khiến răng bị ê buốt, lung lay, không thể ăn như bình thường. Thành phần carbohydrate trong thức ăn sẽ nhanh chóng phá hủy men răng và tăng tỉ lệ mắc bệnh viêm lợi ở trẻ em.
# Vi khuẩn Herpes
Đây là căn bệnh rất thường hay gặp ở những trẻ có độ tuổi từ 2 – 5 tuổi. Vi khuẩn Herpes tấn công là nguyên nhân khiến cho trẻ mắc bệnh viêm lợi. Nếu gặp điều kiện thích hợp, vi khuẩn sẽ nhanh chóng phát triển và gây tổn thương ở răng. Các bé có biểu hiện sưng tấy, đau nhức, khó chịu, chảy máu,… Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi trong khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ gặp biến chứng nặng gây tổn thương đến não bộ.
# Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân trên, viêm lợi ở trẻ em còn do tình trạng suy dinh dưỡng, sốt hoặc sử dụng thuốc chống động kinh,…. Những căn bệnh này sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ và khiến sức khỏe của bé giảm sút nghiêm trọng. Sức đề kháng của bé yếu sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn nhanh chóng phát triển và gây bệnh viêm lợi. Các bậc cha mẹ nên chú ý để bảo vệ sức khỏe răng miệng của con.
Cách trị viêm lợi ở trẻ em
Khi con mắc bệnh, các bậc phụ huynh không được chủ quan mà cần đưa trẻ tiến hành điều trị kịp thời. Việc điều trị bệnh viêm lợi ở trẻ em cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa. Sau khi thăm khám, tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh thích hợp nhất. Bên cạnh đó, cha mẹ nên chú ý đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi ở trẻ để giúp các bé nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Dưới đây là những cách trị viêm lợi ở trẻ em, bố mẹ có thể tham khảo.
1. Loại bỏ mảng bám và cao răng
Với những trường hợp viêm lợi nhẹ, xuất phát từ nguyên nhân là cao răng, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ mảng bám và cao răng cho bé. Cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc phòng khám nha khoa để sớm kiểm soát bệnh cho trẻ. Sau khi làm sạch cao răng, bác sĩ sẽ làm đánh bóng bề mặt răng và hướng dẫn bé sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng hàng ngày. Đây là cách giúp loại bỏ mảng bám trên răng và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh hiệu quả.
2. Thuốc kháng sinh
Nếu bệnh viêm lợi của bé ở mức độ nặng, trẻ bị đau nhức thường xuyên thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh để giảm đau và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lan rộng. Những loại thuốc này cần được bác sĩ kê đơn, cha mẹ không được tùy tiện mua thuốc cho trẻ. Song song với việc sử dụng thuốc kháng sinh, các bé cần phải súc miệng thường xuyên bằng nước muối và sử dụng chỉ nha khoa để kiểm soát bệnh.
3. Phẫu thuật
Không phải bé nào mắc bệnh viêm lợi, các bác sĩ cũng tiến hành phẫu thuật. Chỉ những trường hợp thực sự cần thiết, tình trạng viêm lợi đã chuyển biến nặng gây mưng mủ, lung lay răng, viêm túi nha chu,… lúc này, bác sĩ mới chỉ định phẫu thuật. Bác sĩ tiến hành bóc tách phần lợi để loại bỏ được cao răng bên trong túi nha chu. Phần cao răng được làm sạch sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn tồn tại trên răng.
4. Ghép nướu
Khi nướu bị tổn thương nghiêm trọng và không thể điều trị dứt điểm bằng những phương pháp khác, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện ghép nướu cho bệnh nhân. Bác sĩ sẽ lấy mô nướu khỏe mạnh để cấy ghép vào phần mô nướu đã bị hỏng. Cách chữa trị này sẽ ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm như phá hủy xương, phá hủy mô nướu, tụt lợi,… Bên cạnh đó, ghép nướu còn giúp các bé giảm được cảm giác ê buốt khi ăn và có được nụ cười đẹp như mong đợi.
Phòng ngừa viêm lợi ở trẻ em
Bệnh viêm lợi ở trẻ em khiến các bé gặp khó khăn trong ăn uống và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Tình trạng viêm lợi kéo dài sẽ gây suy nhược cơ thể, tổn thương răng miệng ở các bé. Do đó, cha mẹ cần chú ý theo dõi sức khỏe của trẻ để kiểm soát bệnh kịp thời. Bên cạnh đó, để phòng ngừa bệnh viêm lợi ở trẻ em, phụ huynh cần chú ý một số vấn đề sau đây.
- Cho trẻ súc miệng với nước súc miệng có chứa thành phần xylocaine, hydrogen peroxide hoặc nước muối để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh và thúc đẩy quá trình làm lành nướu.
- Hướng dẫn trẻ đánh răng 2 lần mỗi ngày trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.
- Các bé cần sử dụng chỉ nha khoa để lấy thức ăn thừa ở phần kẽ răng cho trẻ.
- Cho trẻ sử dụng bàn chải đánh răng có sợi lông mềm và thường xuyên thay bàn chải 2 – 3 tháng/lần.
- Lựa chọn loại kem đánh răng có chứa thành phần Fluor và các chất tốt cho răng, lợi của bé.
- Không nên cho trẻ ăn các đồ ăn vặt quá nhiều, nhất là ăn đồ ngọt và uống sữa vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nhất là thành phần vitamin
- Cho bé uống đủ nước mỗi ngày, ngủ đúng giờ và luôn có ý thức bảo vệ răng miệng
- Không nên cho trẻ ăn những thức ăn lạnh, chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay, nóng gây tổn thương đến răng
- Đưa trẻ thăm khám răng miệng định kỳ, ít nhất 2 lần mỗi năm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
- Nếu bé bị đau dạ dày hoặc trào ngược dạ dày, phụ huynh cần đưa bé thăm khám sớm, tránh dịch axit ở dạ dày gây ra tình trạng viêm lợi ở trẻ.
Trên đây là một số thông tin giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về căn bệnh viêm lợi ở trẻ em. Nếu chẳng may bé nhà bạn có các triệu chứng mắc bệnh viêm lợi, phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ tiến hành thăm khám, điều trị bệnh sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, cha mẹ không nên quá lo lắng, tự ý mua thuốc điều trị khiến bệnh không khỏi mà chuyển biến nặng hơn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!