Viêm Nướu Răng Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách Trị

Viêm Lợi Ở Trẻ Em 2 Tuổi: Cách Trị Và Phòng Ngừa

Viêm Lợi Có Mủ Nguy Hiểm Không? Phải Làm Sao?

Viêm Nướu Răng Có Mủ Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Các Thuốc Trị Viêm Lợi Cho Trẻ Tốt Nhất Và Lưu Ý

Viêm nha chu là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Viêm Nha Chu Nặng: Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị

Viêm nha chu ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

12 Cách Chữa Viêm Lợi Tại Nhà An Toàn, Hiệu Quả Nhất

5 cách chữa viêm lợi trùm tại nhà hiệu quả nhanh

Viêm Lợi Sưng Má Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Viêm lợi sưng má là tình trạng lợi bị viêm dẫn đến hiện tượng sưng má, gây đau đớn khó chịu cho bệnh nhân. Vậy viêm lợi sưng má có nguy hiểm không? Cách chữa trị ra sao? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có được lời giải đáp cho những vấn đề này.

Viêm lợi sưng má và các biện pháp điều trị
Viêm lợi sưng má và các biện pháp điều trị

Điều trị bệnh viêm lợi không kịp thời và đúng cách dễ dẫn đến sưng má, tụt lợi, thậm chí gây mất răng. Hiểu rõ về tình trạng viêm lợi gây sưng má sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong thăm khám và điều trị.

Viêm lợi sưng má là gì?

Đây là cụm từ chỉ tình trạng viêm lợi gây hiện tượng sưng má, kèm theo cảm giác đau nhức, khó chịu. Người bệnh gặp phải tình trạng này sẽ cảm thấy khó khăn trong việc ăn uống, giao tiếp hàng ngày.

Các vi khuẩn bám trên cao răng, mảng bám sẽ khiến lợi bị viêm, mô mềm xung quanh chân răng đều bị tổn thương gây sưng, đau, chảy má dẫn đến viêm lợi sưng má. Có nhiều dấu hiệu nhận biết tình trạng này, nhưng các biểu hiện đặc trưng dễ nhận thấy nhất gồm có:

  • Phần nướu quanh chân răng sưng tấy, đỏ, khi sờ vào thấy đau. Tình trạng này khiến cho má sưng lên, đau đớn.
  • Miệng có mùi hôi rất khó chịu.
  • Xuất hiện hiện tượng răng tách khỏi nướu, nếu nặng hơn sẽ thấy mủ xuất hiện trên nướu.
  • Thường xuyên bị chảy máu chân răng.

Viêm lợi sưng má có nguy hiểm không?

Triêu chứng bệnh gây khó khăn trong việc ăn uống và giao tiếp hàng ngày
Triêu chứng bệnh gây khó khăn trong việc ăn uống và giao tiếp hàng ngày

Nhiều người thường băn khoăn không biết viêm lợi sưng má có nguy hiểm không. Theo các bác sĩ, tình trạng này ít gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nó lại gây nhiều phiền toái  trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Người bệnh sẽ gặ phải những vấn đề sau đây:

  • Gây khó khăn trong việc ăn uống, giao tiếp hàng ngày: Lợi bị sưng đau làm ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, dễ khiến bệnh nhân bị thiếu chất.
  • Dẫn đến viêm tủy răng: Nếu không được điều trị triệt để, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào tủi răng, gây viêm tủy. Lúc này những cơn đau sẽ trở nên trầm trọng, làm cho ai mắc bệnh cũng cảm thấy kinh hãi.
  • Mất răng: Viêm lợi ngày càng nặng nhưng không được điều trị sẽ khiến lợi bị tụt, không còn săn chắc, tách khỏi răng. Nếu tụt quá sâu sẽ làm cho răng lung lay, thậm chí gây mất răng. Bệnh viêm nha chu, viêm nướu răng nếu không để diễn tiến lâu ngày cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
  • Một số trường hợp còn bị mệt mỏi triền miên, sốt. Má bị sưng phù, lệch hẳn sang một bệnh do viêm lợi.

Các biện pháp điều trị bệnh viêm lợi sưng má

Viêm lợi sưng má là dạng nặng của bệnh viêm lợi. Do đó, để thoát khỏi tình trạng này, người bệnh bắt buộc phải điều trị triệt để bệnh viêm lợi. Dưới đây là một số biện pháp điều trị viêm lợi người bệnh có thể tham khảo:

1.Chữa bệnh viêm lợi bằng thuốc tây

Điều trị viêm lợi sưng má bằng thuốc tây cần tuân theo sự chỉ định của bác sĩ
Điều trị viêm lợi sưng má bằng thuốc tây cần tuân theo sự chỉ định của bác sĩ

Đây được xem là biện pháp mang lại tác dụng nhanh chóng trong việc điều trị triệu chứng viêm lợi sưng má. Sau đây là các loại thuốc trị viêm lợi thường dùng:

  • Dùng nước súc miệng sát khuẩn. Bên cạnh các loại nước súc miệng tự làm, người bệnh nên dùng các loại nước súc miệng có chứa những chất kháng khuẩn như chlorhexidin, chlorinedioxid, hexetidin, zin gluconat… Chúng sẽ giúp loại bỏ mảng bám, vi khuẩn ra khỏi khoang miệng, làm sạch khoang miệng. Đối với viêm nha chu ở trẻ em cũng có thể dùng các loại nước sát khuẩn này.
  • Thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, aspirin… để làm giảm cơn đau do bệnh viêm lợi gây ra.
  • Thuốc kháng sinh nhóm beta-lactam, macrolid… giúp diệt khuẩn trú ngụ ở nướu răng. Các loại thuốc thường được chỉ định có thể là spiramycin, metronidazol… Ngoài viêm lợi, chúng còn được dùng để chữa trị những bệnh lý về răng miệng khác như sâu răng, viêm nướu răng, viêm nha chu…
  • Dùng các loại thuốc nhóm corticosteroid (prednisolon, dexamethason…) có tính kháng viêm mạnh, giúp điều trị triệu chứng đỏ, sưng, viêm ở nướu răng.
  • Nhóm thuốc kháng viêm non-steroid như ibuprofen, meloxicam, diclophenac… được chỉ định để làm giảm triệu chứng sưng đỏ, viêm nướu răng.

Khi dùng các loại thuốc chữa viêm lợi, bệnh nhân nên tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian điều trị. Bởi những loại thuốc tây mà nhất là kháng sinh, thuốc kháng viêm thường hay gây ra tác dụng phụ. Do đó, việc  tự ý mua thuốc uống hoặc uống thuốc không đúng cách sẽ dễ gặp phải các vấn đề không mong muốn.

2. Trị viêm lợi sưng má bằng các bài thuốc dân gian

Chữa bệnh bằng gừng và tỏi vừa an toàn lại mang lại hiệu quả đáng kể
Chữa bệnh bằng gừng và tỏi vừa an toàn lại mang lại hiệu quả đáng kể

Bên cạnh thuốc tây, người bệnh có thể áp dụng các cách chữa viêm lợi tại nhà. Mặc dù không mang đến hiệu quả nhanh chóng, tức thời nhưng cách điều trị này rất an toàn. Nó ít gây tác dụng phụ cho người bệnh, do đó có thể dùng để chữa cho bà bầu bị viêm lợi. Dưới đây là một số bài thuốc thường được áp dụng:

Bài thuốc từ gừng và tỏi:

Chuẩn bị một củ tỏi, một nhánh gừng tươi. Tỏi bỏ vỏ, gừng gọt vỏ rửa sạch, đem chúng dập nát. Sau đó, dùng hỗn hợp tỏi gừng để bôi trực tiếp lên vùng lợi bị viêm. Cứ áp dụng cách này 2 lần mỗi ngày trong vòng  1 tuần để thấy được hiệu quả mà bài thuốc đem lại.

Chữa viêm lợi sưng má bằng lá trầu không:

Từ lâu trầu không đã được dùng trong nhiều bài thuốc dân gian để trị nhiều bệnh lý như: Viêm da cơ địa, mụn nhọt, các bệnh phụ khoa… Đặc biệt, chữa viêm lợi sưng má bằng lá trầu không cũng là biện pháp mang lại tác dụng tốt. Bởi trong thành phần của loại thảo dược này chứa nhiều chất có tính kháng viêm, chống khuẩn cao như: phenolic, peta-phenol… Chúng là những chất tương tự như kháng sinh, có khả năng ức chế vi khuẩn, virus gây viêm lợi.

Cách chữa viêm lợi sưng má bằng trầu không như sau: Hái 1 – 2 lá trầu bánh tẻ, giã nát. Súc miệng thật sạch, sau đó dùng bã trầu mới giã để đắp lên vùng lợi bị viêm. Sau 30 phút, súc miệng sạch với nước ấm.

Mẹo trị viêm lợi sưng má bằng lá lốt:

Trong thành phần của lá lốt chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, chống khuẩn
Trong thành phần của lá lốt chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, chống khuẩn

Không chỉ được dùng như một loại rau dùng làm thực phẩm, lá lốt còn có được dùng để chữa các bệnh như viêm lợi trùm, viêm lợi… Sở dĩ có thể dùng lá lốt chữa bệnh là bởi nó có tính ấm, có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, tiêu thũng, làm lành nhanh chóng các vết thương. Ngoài ra, nó cũng chứa nhiều chất giúp kháng viêm, sát khuẩn như chamomile, beta Caryophylen…

Tương tự như các bài thuốc dân gian trị viêm lợi khác, dùng lá lốt chữa bệnh cũng rất đơn giản. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị khoảng 20 lá lốt tươi, đem ngâm với nước muối, rửa sạch. Sau đó đem giã nhuyễn, lọc lấy nước cốt. Dùng nước này để súc miệng chừng 3 – 4 lần mỗi ngày. Kiên trì áp dụng một thời gian để thấy được hiệu quả mà nó mang lại.

Điều trị bằng than hạt táo:

Để áp dụng cách chữa viêm lợi sưng má này, trước tiên bạn cần chuẩn bị hạt táo. Sau đó đem nó đi đốt thành than và nghiền nát. Dùng vụn bột vừa nghiền để đắp lên vị trí cần chữa trị. Áp dụng thường xuyên từ 2 – 3 ngày sẽ thấy lợi bớt sưng đau, đỏ, phần viêm sưng tấy cũng giảm hẳn.

Ngoài những bài thuốc trên, người bệnh có thể tham khảo cách ngâm rượu rau trị viêm lợi. Đây cũng là phương pháp được dân gian áp dụng từ lâu và mang đến hiệu quả đáng kể trong việc trị bệnh. Tuy nhiên, chúng chỉ có tác dụng với những trường hợp lợi bị viêm nhẹ. Những người mắc bệnh đã nặng, cần tìm đến các phương pháp chữa trị hiệu quả hơn.

3. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách

Súc miệng thường xuyên bằng nước sát khuẩn để phòng ngừa viêm lợi sưng má
Súc miệng thường xuyên bằng nước sát khuẩn để phòng ngừa viêm lợi sưng má

Viêm lợi sưng má do vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng lâu ngày gây ra. Do đó, để bệnh mau được chữa khỏi và phòng ngừa bệnh tái phát, chúng ta cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách. Dưới đây là một số điều cần lưu ý:

  • Đánh răng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối để loại bỏ thức ăn còn sót lại và vi khuẩn. Lưu ý là nên chải răng theo vòng tròn thay vì chiều ngang để tránh làm tổn hại đến men răng.
  • Thay vì dùng tăm tre, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa nếu muốn làm sạch răng. Điều này sẽ hạn chế được nguy cơ khiến răng và lợi bị tổn thương.
  • Chỉ đánh răng không sẽ rất khó loại bỏ hết vi khuẩn. Do đó, người bệnh nên dùng thêm các loại nước súc miệng sát khuẩn.
  • Không nên ăn các thực phẩm gây hại cho răng như đồ ăn chứa nhiều acid, thực phẩm cay nóng, đồ uống có cồn…
  • Tăng cường rau xanh, trái cây tươi để giúp cơ thể khỏe mạnh, răng chắc khỏe.
  • Cần đến các phòng khám nha khoa để được khám và điều trị khi thấy bệnh không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nặng thêm.
  • Thường xuyên đi cạo cao răng, loại bỏ mảng bám trên răng để loại bỏ vi khuẩn.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm lợi sưng má và cách điều trị. Dù là mắc phải bệnh lý gì, nó cũng gây ra tác hại xấu đến sức khỏe. Do đó, phát hiện và điều trị sớm bệnh là việc cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Cùng chuyên mục

chữa viêm nha chu bằng thuốc nam

10 cách chữa viêm nha chu bằng thuốc nam hiệu quả, dễ tìm

Với các trường hợp bệnh nhẹ có thể áp dụng các cách chữa viêm nha chu bằng thuốc nam. Đây là giải pháp tận dụng thảo dược tự nhiên nên...

cách trị viêm lợi khi mang thai

7 Cách Trị Viêm Lợi Khi Mang Thai An Toàn và Hiệu Quả

Trên thực tế, có nhiều cách trị viêm lợi khi mang thai. Bao gồm cả các mẹo tự nhiên tại nhà và điều trị y tế. Bà bầu cần lựa...

Dùng lá húng quế cũng là một trong những cách trị viêm nướu răng tại nhà đơn giản, hiệu quả

10 cách trị viêm nướu răng tại nhà đơn giản, hiệu quả

Viêm nướu răng là tình trạng viêm răng nhẹ với những mảng bám và những vùng sưng đỏ, dễ chảy máu ở nướu. Đây được xem là giai đoạn khởi...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn