Viêm nang lông: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

10+ Mẹo trị viêm nang lông tại nhà đơn giản dễ thực hiện

Top 10 Kem + Thuốc trị viêm nang lông được chuyên gia khuyên dùng

Bị viêm nang lông nên ăn và không nên ăn gì để bệnh mau khỏi?

Bị viêm nang lông nên kiêng gì để bệnh không trở nặng?

Viêm nang lông có tự hết không? Có chữa khỏi được không?

Viêm nang lông ở mặt: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Bị viêm nang lông ở chân: Nguyên nhân và cách chữa trị

Bệnh viêm nang lông có gây ngứa không?

Viêm nang lông da đầu: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm nang lông ở mặt: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Viêm nang lông ở mặt là một dạng rối loạn da liễu thường gặp. Tình trạng này gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng lớn đến yếu tố thẩm mỹ. Tuy không phải là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhưng bệnh lý này có thể dẫn đến một số biến chứng khó lường nếu không được điều trị dứt điểm, kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh viêm nang lông ở mặt

Bệnh viêm nang lông xuất hiện khi nang lông của bệnh nhân bị viêm nhiễm, sưng đỏ. Ký sinh trùng, nấm hạt men, nấm sợi, virus herpes, trực khuẩn mủ xanh, vi khuẩn tụ cầu vàng chính là những tác nhân gây bệnh hàng đầu. Chúng thường tận dụng thời cơ xâm nhập vào nang lông thông qua các vị trí trầy xước, sau đó tấn công và hình thành hiện tượng viêm nhiễm khu trú.

Nguyên nhân gây bệnh viêm nang lông ở mặt
Bệnh viêm nang lông xuất hiện khi nang lông của bệnh nhân bị viêm nhiễm, sưng đỏ.

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh lý này có thể nhanh chóng thuyên giảm và biến mất hoàn toàn khi được chăm sóc cẩn thận và điều trị đúng hướng. Tuy nhiên, những nang lông tổn thương có thể khiến vùng da xung quanh bị nhiễm trùng và gây ra biến chứng áp xe, mụn nhọt, viêm mô tế bào nếu bạn không chữa bệnh tích cực.

Do đó, khi phát hiện những biểu hiện bất thường, độc giả cần thăm khám trực tiếp và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa nhằm chủ động hạn chế tổn thương, phòng tránh thâm sẹo và ngăn ngừa biến chứng.

Bệnh viêm nang lông có thể khởi phát ở mọi vùng da, trong đó có khuôn mặt. Theo các chuyên gia, những nguyên nhân điển hình dẫn đến tình trạng viêm nang lông ở mặt bao gồm:

Cạo râu, cạo lông mặt

Thói quen cạo râu hoặc cạo lông mặt có thể kích hoạt tình trạng viêm nhiễm trên da mặt bởi lưỡi lam và dao cạo sẽ tác động tiêu cực đến trạng thái cân bằng tự nhiên của nang lông, từ đó tạo điều kiện để các tác nhân gây hại xâm nhập và gây bệnh.

Dùng hóa mỹ phẩm

Việc sử dụng kem trộn hay những loại hóa mỹ phẩm trôi nổi, không đảm bảo chất lượng, không có nguồn gốc – xuất xứ rõ ràng chính là một trong nguyên nhân khởi phát hàng đầu của bệnh viêm nang lông ở phái đẹp.

Bên cạnh đó, nếu bạn sử dụng một số loại kem bôi chứa thành phần corticoid trong thời gian dài, lỗ chân lông rất dễ bị bít tắc lỗ chân lông, tổn thương và viêm nhiễm. Ngoài ra, những sản phẩm vệ sinh da và chăm sóc tóc (toner, dầu gội, kem dưỡng ẩm, sữa rửa mặt…) không phù hợp với cơ địa cũng có thể là tác nhân thúc đẩy cơ thể tiết nhiều bã nhờn.

Nguyên nhân gây bệnh viêm nang lông ở mặt
Việc sử dụng mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng chính là nguyên nhân khởi phát hàng đầu của bệnh viêm nang lông ở mặt.

Vệ sinh da mặt sai cách

Thói quen vệ sinh da mặt không đúng cách sẽ tạo điều kiện thuận lợi để bụi bẩn, vi nấm, vi khuẩn tích tụ trong lỗ chân lông và gây kích ứng da mặt. Thêm vào đó, những người thường xuyên rửa mặt bằng nước ấm quá lâu cũng dễ bị viêm nang lông hơn hẳn.

Đặc điểm thể trạng

Theo kết quả của một số thống kê, bệnh viêm nang lông có thể tỷ lệ khởi phát cao hơn đáng kể ở các đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu, đặc biệt là bệnh nhân HIV, tiểu đường, bạch cầu mạn tính. Bên cạnh đó, bệnh lý này cũng thường xuất hiện ở những người bị viêm da, nổi mụn trứng cá hoặc đang sử dụng thuốc kháng sinh. Ngoài ra, những người có tuyến bã nhờn quá phát triển của dễ gặp phải vấn đề này.

Sự thay đổi của thời tiết

Bệnh viêm nang lông ở mặt cũng liên quan mật thiết đến yếu tố thời tiết. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể ảnh hưởng lớn đến tình trạng da mặt của chúng ta.

Khi thời tiết quá nóng, tuyến bã nhờn hoạt động quá mức và tiết ra nhiều mồ hôi. Đây chính là thời điểm lý tưởng để vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi và tấn công làn da. Trong khi đó, nếu thời tiết quá lạnh, các lỗ chân lông có xu hướng co lại, đóng kín, từ đó cản trở vấn đề vệ sinh da mặt.

Nguyên nhân gây bệnh viêm nang lông ở mặt
Nếu thời tiết quá lạnh, các lỗ chân lông có xu hướng co lại, đóng kín, từ đó cản trở vấn đề vệ sinh da mặt.

Triệu chứng của bệnh viêm nang lông ở mặt

Các biểu hiện của tình trạng viêm nang lông ở mặt phụ thuộc vào nguyên nhân hình thành và mức độ bệnh lý. Những dấu hiệu nhận biết phổ biến nhất của căn bệnh này bao gồm:

  • Xuất hiện nhiều cụm mụn màu đỏ hoặc đầu trắng xung quanh nang lông
  • Cảm thấy ngứa rát khó chịu tại vị trí tổn thương
  • Hình thành mụn nước khi bệnh tình chuyển biến xấu dần theo thời gian
  • Đau ngứa và sưng viêm khắp khuôn mặt

Thông thường, các triệu chứng này rất dễ bị nhầm lẫn với nhiều vấn đề da liễu khác. Vì vậy, khi phát hiện một số biểu hiện bất thường, bạn cần chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác và can thiệp đúng cách, kịp thời.

Theo các chuyên gia, nếu được điều trị nghiêm túc, dứt điểm, tình trạng viêm nang lông ở mặt sẽ không gây nguy hiểm cũng như không tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể.

Tuy nhiên, vì bệnh lý này khởi phát trên khuôn mặt nên diện mạo của người bệnh ít nhiều bị ảnh hưởng, dẫn đến tâm lý lo lắng, tự ti trong quá trình giao tiếp. Hơn nữa, nhiều rủi ro phức tạp, khó lường có thể phát sinh nếu người bệnh không tích cực chữa bệnh ngay từ đầu.

Triệu chứng của bệnh viêm nang lông ở mặt
Thông thường, các triệu chứng này rất dễ bị nhầm lẫn với nhiều vấn đề da liễu khác.

Tình trạng nhiễm trùng da có thể nhanh chóng lan rộng và tái phát nhiều lần. Trong một số trường hợp, vùng da viêm nhiễm còn xuất hiện nhiều mụn nhọt. Thậm chí, những phản ứng viêm có thể phá hủy lớp nang lông và khiến da mặt bị tổn thương vĩnh viễn.

Phương pháp điều trị bệnh viêm nang lông ở mặt

Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh và mức độ bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ vạch ra phác đồ điều trị an toàn, hiệu quả nhất. Độc giả có thể sử dụng thuốc Tây y, áp dụng bài thuốc Đông y hoặc tự chăm sóc da mặt tại nhà.

Sử dụng thuốc Tây

Trước khi kê đơn thuốc phù hợp với từng trường hợp cụ thể, đầu tiên, bác sĩ chuyên khoa sẽ trực tiếp thăm khám nhằm xác định chính xác nguyên nhân hình thành và tình trạng tổn thương nang lông hiện tại.

Các loại thuốc thông thường như: ibuprofen, acetaminophen có thể được chỉ định để chống viêm, giảm đau. Bên cạnh đó, đơn thuốc cũng thường bao gồm một số loại kháng sinh đường uống và kem bôi ngoài da.

  • Thuốc điều trị tại chỗ (kem steroid, clindamycin, metronidazol…) được sử dụng phổ biến và rộng rãi. Với loại thuốc này, bệnh nhân chỉ cần nhẹ nhàng thoa một lớp kem mỏng lên vùng da cần điều trị theo đúng liều lượng và tần suất mà bác sĩ yêu cầu.
  • Thuốc kháng sinh đường uống (doxycyclin, levofloxacin, minocyclin, cephalexin, ciprofloxacin, dicloxacillin…) có khả năng ức chế hoạt động của vi nấm và vi khuẩn gây bệnh, đồng thời phòng tránh hiện tượng nhiễm trùng da lan rộng và phát triển.

Lưu ý, mọi loại thuốc chữa bệnh viêm nang lông ở mặt này đều nên được sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bạn tuyệt đối không tự ý mua thêm thuốc, điều chỉnh tần suất hay thay đổi liều lượng ngay cả khi những triệu chứng đã bắt đầu thuyên giảm.

Áp dụng bài thuốc Đông y

Y học cổ truyền quan niệm, bệnh viêm nang lông khởi phát khi cơ thể nhiễm nhiệt độc, hỏa độc và huyết nhiệt. Căn bệnh này có xu hướng tái phát thường xuyên. Sau khi trực tiếp thăm khám, thầy thuốc sẽ cân nhắc lựa chọn bài thuốc an toàn, phù hợp nhất với từng trường hợp cụ thể.

Áp dụng bài thuốc Đông y
Y học cổ truyền quan niệm, bệnh viêm nang lông khởi phát khi cơ thể nhiễm nhiệt độc, hỏa độc và huyết nhiệt. (Hình minh họa)

Dưới đây là những bài thuốc Đông y tương ứng với bốn giai đoạn điều trị bệnh viêm nang lông.

Giai đoạn khởi phát: Ba bài thuốc sau tận dụng triệt để dược tính tuyệt vời của các thành phần thảo dược tự nhiên mang đặc tính diệt khuẩn, kháng viêm và hạn chế sưng viêm.

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị 8g thạch cao, 12g kim ngân, 12g xích thược, 12g liên kiều, 12g đạm trúc diệp và 16g lá sen (có thể thêm 4g đại hoàng nếu bị táo bón hoặc 12g sa tiền tử nếu nước tiểu màu đỏ). Sắc kỹ toàn bộ dược liệu, chia thành nhiều phần bằng nhau, dùng hết trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị 8g kinh giới, 8g cam thảo dây, 12g liên kiều, 12g cỏ xước, 12g thổ phục linh, 20g kim ngân, 40g đỗ đen sao. Sắc kỹ tất cả vị thuốc, chia thành nhiều phần bằng nhau, dùng hết trong ngày.

Giai đoạn hóa mủ: Ba bài thuốc đắp, uống và ngâm rửa này có công dụng giảm sưng, trừ mủ và thải độc.

  • Bài thuốc đắp: Chuẩn bị củ chuối hột, cây móng tay và đất lòng bếp. Rửa sạch, giã nhuyễn củ chuối hột và cây móng tay với một chút muối hạt. Nhẹ nhàng đắp hỗn hợp lên vị trí tích mủ rồi cố định bằng gạc y tế (bạn có thể thay thế cây móng tay, củ chuối hột và đất lòng bếp bằng củ nghệ già, lá sầu đâu và củ ráy ngứa và thực hiện tương tự).
  • Bài thuốc uống: Chuẩn bị 4g cam thảo, 6g trần bì, 8g bối mẫu, 12g liên kiều, 12g hoàng cầm, 12g bồ kết gai, 16g bồ công anh, 20g kim ngân hoa. Sắc kỹ toàn bộ dược liệu, chia thành nhiều phần bằng nhau, dùng hết trong ngày.
  • Bài thuốc rửa mặt: Rửa sạch, nấu sôi lá kinh giới và lá trầu không (hoặc lá sầu đâu). Rửa mặt bằng nước thuốc khi dung dịch nguội đi.

Giai đoạn mủ vỡ: Vào thời điểm này, da mặt chúng ta rất dễ bị vi khuẩn tấn công trở lại. Do đó, thầy thuốc sẽ khử mủ sinh cơ và loại bỏ tác nhân gây bệnh bằng hai bài thuốc đắp, uống sau:

  • Bài thuốc đắp: Chuẩn bị một lượng củ nghệ, lá lốt, cải hôi, lá canh trâu, lá đuôi chồn và lá mã đề vừa đủ. Rửa sạch tất cả thảo dược, sau đó giã nhuyễn và nhẹ nhàng đắp lên vùng da viêm nhiễm trên khuôn mặt.
  • Bài thuốc uống: Chuẩn bị 8g bạch thược, 8g bạch linh, 10g cam thảo, 12g hoàng kỳ, 12g bạch truật, 12g thục địa, 12g đương quy, 12g đẳng sâm và 12g đại táo. Sắc kỹ tất cả vị thuốc, chia thành nhiều phần bằng nhau, dùng hết trong ngày.

Giai đoạn ngăn ngừa tái phát: Bài thuốc này giúp thanh nhiệt lương huyết và thanh nhiệt giải độc.

  • Chuẩn bị 8g cam thảo, 12g huyền sâm, 12g sinh địa, 12g kim ngân, 12g bồ công anh, 12g thổ phục linh và 12g địa cốt bì.
  • Sắc kỹ toàn bộ dược liệu, chia thành nhiều phần bằng nhau, dùng hết trong ngày.
Áp dụng bài thuốc Đông y
Bài thuốc Đông y này giúp thanh nhiệt lương huyết và thanh nhiệt giải độc. (Hình minh họa)

Điều trị viêm nang lông ở mặt tại nhà

Một số mẹo dân gian đơn giản dưới đây có thể cải thiện triệu chứng của bệnh viêm nang lông một cách hiệu quả, nhất là trong các trường hợp bệnh nhẹ. Với thành phần thảo dược an toàn, lành tính, cách làm này phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện nếu đang chữa bệnh theo phác đồ điều trị chuyên sâu.

Mẹo trị viêm nang lông bằng nước muối

Không chỉ là loại gia vị cần thiết giúp mọi món ăn thêm đậm đà hương vị, muối hạt còn là một vị thuốc mang đặc tính sát khuẩn vượt trội, giúp cuốn trôi bã nhờn, bụi bẩn khỏi lỗ chân lông.

Cách thực hiện

  • Hòa tan 1 muỗng cà phê muối hạt vào một ly nước ấm
  • Vệ sinh khuôn mặt sạch sẽ, lau khô bằng khăn mềm
  • Thấm khăn mềm vào ly nước ấm
  • Nhẹ nhàng chấm khăn lên vị trí viêm nang lông
  • Giữ nguyên thư giãn khoảng 10 phút
  • Rửa mặt với sữa rửa mặt
  • Áp dụng đều đặn 2 lần/ngày

Mẹo trị viêm nang lông bằng sữa tươi và cám gạo

Đây là hai nguyên liệu dưỡng nhan vô cùng quen thuộc đối với phái đẹp. Nguồn vitamin B dồi dào từ sữa tươi và cám gạo có thể giảm viêm, làm sáng da và thúc đẩy quá trình loại bỏ lớp sừng dày ở nang lông.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 3 – 5 muỗng cà phê cám gạo và 50ml sữa tươi không đường
  • Trộn đều nguyên liệu thành một hỗn hợp sền sệt
  • Vệ sinh khuôn mặt sạch sẽ, lau khô bằng khăn mềm
  • Đắp hỗn hợp trực tiếp lên vùng da cần điều trị
  • Nhẹ nhàng massage trong vòng 10 – 15 phút
  • Rửa lại bằng nước mát

Mẹo trị viêm nang lông bằng dầu dừa và chanh tươi

Thành phần axit lauric của dầu dừa có tác dụng tiêu diệt vi nấm, vi khuẩn và phòng tránh hiện tượng nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài. Vì vậy, dầu dừa là nguyên liệu điều trị mụn viêm cực kỳ an toàn và hiệu quả. Trong khi đó, nguồn vitamin C dồi dào từ chanh tươi giúp da mặt bệnh nhân thêm trắng sáng, mịn màng.

Điều trị viêm nang lông ở mặt tại nhà
Thành phần axit lauric của dầu dừa có tác dụng tiêu diệt vi nấm, vi khuẩn và phòng tránh hiện tượng nhiễm khuẩn.

Cách thực hiện

  • Trộn đều 4 – 5 muỗng cà phê dầu dừa nguyên chất với nước cốt của 1 trái chanh
  • Vệ sinh khuôn mặt sạch sẽ, lau khô bằng khăn mềm
  • Dùng cọ bôi nhẹ hỗn hợp này lên vị trí sưng viêm
  • Thư giãn trong vòng 5 phút
  • Làm sạch vùng da bằng sữa rửa mặt
  • Thực hiện 2 – 3 lần/tuần

Mẹo trị viêm nang lông bằng mật ong và chanh tươi

Với hàm lượng vitamin C dồi dào, chanh tươi có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm, ngừa mụn và nuôi dưỡng làn da. Trong khi đó, mật ong nguyên chất có khả năng chống khuẩn, se khít lỗ chân lông và nâng cao đề kháng của tế bào mô da.

Cách thực hiện

  • Trộn đều một lượng nước cốt chanh và mật ong nguyên chất vừa đủ để tạo thành hỗn hợp sền sệt
  • Vệ sinh khuôn mặt sạch sẽ, lau khô bằng khăn mềm
  • Đắp hỗn hợp trực tiếp lên vùng da cần điều trị
  • Nhẹ nhàng massage trong vòng 10 – 15 phút
  • Rửa lại bằng nước mát

Mẹo trị viêm nang lông bằng lá trầu không

Với đặc tính kháng viêm vô cùng mạnh mẽ, tinh chất lá trầu không có tác dụng làm sạch làn da, ngăn ngừa thâm mụn và giảm thiểu rủi ro viêm nhiễm lỗ chân lông.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 5 – 6 lá trầu không tươi sạch
  • Rửa sạch lá trầu, sau đó xay nhuyễn cùng một chút muối hạt
  • Vệ sinh khuôn mặt sạch sẽ, lau khô bằng khăn mềm
  • Dùng cọ thoa nhẹ hỗn hợp này lên vị trí sưng viêm
  • Thư giãn khoảng 15 phút
  • Làm sạch vùng da bằng sữa rửa mặt
  • Thực hiện 3 lần/tuần

Mẹo trị viêm nang lông bằng nha đam

Nha đam chứa nhiều nước, vitamin, khoáng chất và axit amin. Đây đều là những dưỡng chất tuyệt vời có tác dụng dưỡng ẩm, phục hồi và chăm sóc làn da. Bên cạnh đó, nha đam có thể điều trị nhiều vấn đề da liễu thông thường như: mẩn ngứa – mề đay, mụn trứng cá, viêm nang lông…

Loại thảo dược này có khả năng làm mát làn da, xoa dịu triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát, sưng đỏ, ức chế hoạt động của vi khuẩn, hồi phục – tái tạo tế bào và ngăn ngừa hiện tượng viêm nhiễm.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị lá nhánh nha đam tươi
  • Loại bỏ vỏ, làm sạch mủ
  • Trích lấy phần gel trong suốt của nha đam
  • Vệ sinh khuôn mặt sạch sẽ, lau khô bằng khăn mềm
  • Nhẹ nhàng thoa gel lên vùng da cần điều trị
  • Áp dụng 1 – 2 lần/ngày

Mẹo trị viêm nang lông bằng tinh dầu tràm trà

Đây là bí quyết cải thiện bệnh viêm nang lông ở mặt vô cùng hiệu nghiệm. Với đặc tính chống viêm, kháng khuẩn tuyệt vời, tinh dầu tràm trà giúp ức chế nhiều loại vi khuẩn gây hại trên bề mặt da, ngăn ngừa thâm sẹo và thúc đẩy quá trình chữa lành, hồi phục tổn thương.

Mẹo trị viêm nang lông bằng tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà giúp ức chế nhiều loại vi khuẩn gây hại trên bề mặt da, ngăn ngừa thâm sẹo và thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương.

Cách thực hiện

  • Vệ sinh khuôn mặt sạch sẽ, lau khô bằng khăn mềm
  • Thoa một lớp tinh dầu tràm trà mỏng lên vị trí viêm nhiễm

Ngoài ra, bạn cũng có thể cho thêm vài giọt tinh dầu tràm trà vào nước ấm để xông mặt (cách làm này giúp chống khuẩn, giảm viêm và loại sạch bã nhờn)

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa

Da mặt của chúng ta rất mỏng manh, nhạy cảm. Do đó, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh viêm nang lông ở mặt có thể dẫn đến nhiều biến chứng phức tạp. Để kiểm soát cũng như hạn chế tổn thương trên bề mặt da, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tuyệt đối không sờ chạm, cọ xát, gãi ngứa tại vị trí viêm nhiễm
  • Hạn chế nhổ lông, tẩy lông, cạo râu, tắm bồn nước nóng
  • Tránh xa hóa chất độc hại, môi trường khói bụi – ô nhiễm
  • Lựa chọn mỹ phẩm chất lượng, an toàn, có nguồn gốc – xuất xứ rõ ràng và phù hợp với cơ địa bản thân
  • Vệ sinh thân thể đúng cách, đảm bảo da mặt luôn khô thoáng, sạch sẽ
  • Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, sử dụng máy lọc không khí và trồng nhiều cây xanh trong không gian sống
  • Mặc quần áo thoáng rộng, mềm mại với chất liệu thấm hút, co giãn tốt
  • Ngưng dùng thuốc và thông báo với bác sĩ ngay khi phát hiện bệnh viêm nang lông tái phát do lạm dụng thuốc kháng sinh đường uống hoặc thuốc corticoid dạng bôi
  • Tẩy tế bào chết trên da mặt 1 – 2 lần/tuần
  • Se khít lỗ chân lông bằng cách vỗ nhẹ khuôn mặt với nước lạnh hoặc chườm khăn bọc đá lạnh vào vùng da có lỗ chân lông lớn
  • Thoa kem chống nắng trước khi ra khỏi nhà
  • Không lạm dụng mỹ phẩm, đặc biệt là kem nền, phấn nền
  • Cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý, tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, đồng thời kiêng cữ đồ ngọt, thực thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia và các chất kích thích

Tóm lại, nếu bệnh nhân tuân thủ nguyên tắc điều trị một cách nghiêm túc, những tổn thương do bệnh viêm nang lông ở mặt gây ra sẽ nhanh chóng thuyên giảm và biến mất sau một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, bạn cần thăm khám và điều trị ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường để chủ động phòng ngừa biến chứng.

Cùng chuyên mục

Bị viêm nang lông ở chân: Nguyên nhân và cách chữa trị

Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh viêm nang lông ở chân gặp phải các triệu chứng như xuất hiện nốt sần màu đỏ, da bị ngứa ngáy, sưng tấy,… Với...

Viêm nang lông da đầu và các thông tin cần biết

Viêm nang lông da đầu: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm nang lông da đầu hay viêm chân tóc là tình trạng các nang lông của da đầu bị viêm nhiễm. Mặc dù không lây nhiễm và ít khi gây...

Viêm nang lông có lây không? Có di truyền không?

Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh viêm nang lông vô cùng lo lắng bệnh sẽ lây lan sang vùng da khác. Vậy bệnh viêm nang lông có lây không? Căn...

Top 10 Kem + Thuốc trị viêm nang lông được chuyên gia khuyên dùng

Các loại thuốc (bôi + uống) trị viêm nang lông được sử dụng khi tổn thương da viêm đỏ, nổi mụn mủ, sưng nóng và đau rát nhiều. Tuy nhiên...

10+ Mẹo trị viêm nang lông tại nhà đơn giản dễ thực hiện

Mẹo trị viêm nang lông tại nhà chỉ được thực hiện với những trường hợp có mức độ nhẹ đến trung bình. Áp dụng các mẹo chữa này đều đặn...

Viêm nang lông: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Viêm nang lông là vấn đề da liễu khá phổ biến. Bệnh thường khởi phát do nhiễm trùng (chủ yếu là tụ cầu vàng), tiếp xúc với hóa chất, tăng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn