Viêm nang lông: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

10+ Mẹo trị viêm nang lông tại nhà đơn giản dễ thực hiện

Top 10 Kem + Thuốc trị viêm nang lông được chuyên gia khuyên dùng

Bị viêm nang lông nên ăn và không nên ăn gì để bệnh mau khỏi?

Bị viêm nang lông nên kiêng gì để bệnh không trở nặng?

Viêm nang lông có tự hết không? Có chữa khỏi được không?

Viêm nang lông ở mặt: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Bị viêm nang lông ở chân: Nguyên nhân và cách chữa trị

Bệnh viêm nang lông có gây ngứa không?

Viêm nang lông da đầu: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm nang lông ở nách và cách điều trị hiệu quả

Viêm nang lông ở nách là tình trạng viêm nhiễm ngoài da được đặc trưng bởi triệu chứng ngứa ngáy, đau rát và nổi mụn đỏ tại vùng da dưới cánh tay. Dị ứng, nhiễm khuẩn, thói quen nhổ/cạo lông nách, cơ địa và thời tiết chính là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vấn đề này. 

Bệnh viêm nang lông ở nách là gì?

Viêm nang lông ở nách là tình trạng viêm nhiễm một hoặc nhiều nang lông tại vùng nách. Dạng rối loạn da liễu này phổ biến ở mọi đối tượng, đặc biệt là chị em phụ nữ. Bệnh lý thường khởi phát với biểu hiện ngứa rát, sưng đau và nổi mẩn đỏ ở vùng da phía dưới cánh tay.

Bệnh viêm nang lông ở nách là gì?
Viêm nang lông ở nách là tình trạng viêm nhiễm một hoặc nhiều nang lông tại vùng nách.

Viêm nang lông ở nách có thể liên quan đến yếu tố cơ địa hoặc bắt nguồn từ hiện tượng da nách nhiễm vi khuẩn hoặc vi nấm. Nếu bị viêm nang lông do nhiễm trùng, vùng nách của bạn sẽ nổi nhiều mụn đỏ hoặc mụn nhọt đầu trắng.

Nếu không được chăm sóc cẩn thận và điều trị dứt điểm, căn bệnh này có thể chuyển dần sang tình trạng viêm nang lông mạn tính, tái phát thường xuyên và hình thành nhiều vết loét khó lành. Bên cạnh đó, theo thời gian, biến chứng nhiễm trùng có thể nhanh chóng lan rộng, đồng thời cản trở quá trình chữa trị, phục hồi.

Vì vậy, ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ở vùng da nách, bạn cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để được điều trị triệt để, tận gốc.

Nguyên nhân gây bệnh viêm nang lông ở nách

Tình trạng viêm nhiễm nang lông nách có thể xuất phát từ một hoặc nhiều nguyên nhân phổ biến dưới đây:

Vệ sinh cá nhân không tốt

Nách là khu vực thường xuyên đổ mồ hôi và tiết bã nhờn. Do đó, chúng ta cần vệ sinh vùng da này thật cẩn thận, kỹ lưỡng.

Thói quen ít tắm rửa hoặc vệ sinh vùng nách sai cách chính là nguyên nhân hàng đầu hình thành bệnh viêm nang lông ở nách. Thêm vào đó, thành phần tạo mùi của các sản phẩm khử mùi có thể khiến vùng da nách bị kích ứng, sưng viêm. Vì vậy, nếu lạm dụng chúng, bạn sẽ dễ mắc phải vấn đề này hơn.

Nhổ/cạo lông nách sai cách

Việc thường xuyên nhổ/cạo lông nách bằng lưỡi dao cùn hoặc nhíp chưa được vệ sinh sạch sẽ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và viêm nhiễm lỗ chân lông. Lúc này, bên cạnh triệu chứng sưng đỏ, ngứa rát, người bệnh có thể cảm thấy đau nhức hoặc phát hiện lông nách mọc ngược.

Nhiễm trùng

Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh viêm nang lông ở nách. Nách là vị trí dễ tích tụ bụi bẩn, bã nhờn và mồ hôi. Do đó, vùng da này chính là môi trường trú ngụ và sinh sôi lý tưởng của hàng loạt tác nhân gây bệnh (nấm, virus, vi khuẩn…). Sau khi xâm nhập vào các nang lông, chúng sẽ phát triển mạnh mẽ và tấn công ồ ạt, dẫn đến tình trạng sưng viêm, đau nhức.

Nguyên nhân gây bệnh viêm nang lông ở nách
Nhiễm trùng có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh viêm nang lông ở nách.

Những loại nấm, virus, vi khuẩn gây nên bệnh viêm nang lông bao gồm:

  • Pseudomonas
  • Dermatophytes
  • Herpes simplex
  • Pityrosporum nang
  • Cutibacterium acnes
  • Staphylococcus aureus
  • Propionibacterium acnes
  • Mulloscum contangiosum

Dị ứng

Bệnh lý này có thể liên quan đến sự nhạy cảm của cơ địa trước một số thành phần của nước hoa, sữa tắm, lăn khử mùi… Tình trạng viêm nang lông ở nách do dị ứng thường đi kèm biểu hiện sưng ngứa, viêm đỏ và phát ban. Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường này, bạn cần ngừng dùng sản phẩm ngay lập tức, đồng thời liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cách xử lý hiệu quả.

Ngoài ra, sự thay đổi thời tiết, cơ địa nhạy cảm, yếu tố di truyền, thói quen lạm dụng mỹ phẩm hoặc thuốc/kem chứa thành phần steroid, môi trường khói bụi – ô nhiễm cũng tạo nên điều kiện thuận lợi để bệnh viêm nang lông ở nách hình thành và phát triển.

Triệu chứng của bệnh viêm nang lông ở nách

Các dấu hiệu nhận biết điển hình của bệnh lý này bao gồm:

  • Vùng nách sưng tấy với nhiều mụn đỏ, nốt sần
  • Đầu mụn tích mủ, bên trong xuất hiện chấm vàng, xung quanh nốt mụn bị viêm tấy, sưng đỏ
  • Khi vỡ ra, mụn sẽ tiết dịch mủ, có thể kèm máu, khi khô đi, chúng đóng thành vảy tiết trên đầu
  • Thường xuyên ngứa ngáy, nhất là thời điểm bạn vận động mạnh hoặc đổ nhiều mồ hôi
  • Cảm thấy đau, xót, rát ở vùng nách
  • Lông nách đâm ngược vào trong hoặc cuộn tròn xung quanh nốt mụn thay vì mọc thẳng như bình thường
Triệu chứng của bệnh viêm nang lông ở nách
Triệu chứng của bệnh viêm nang lông ở nách

Tuy không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể nhưng bệnh viêm nang lông ở nách có thể tác động tiêu cực tới tâm lý bệnh nhân, nhất là đối với phái đẹp. Tình trạng này khiến chị em lo lắng và thiếu tự tin khi mặc đầm hai dây hoặc áo thun ba lỗ. Hơn nữa, nếu bệnh tình chuyển biến nghiêm trọng, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng như:

  • Xuất hiện sẹo thâm
  • Mụn nhọt phát triển quá mức
  • Lở loét, bội nhiễm vùng da nách
  • Hiện tượng nhiễm trùng lan rộng nhanh chóng và tái phát thường xuyên

Tin vui là bệnh lý này có thể được chữa khỏi triệt để chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Do đó, ngay khi phát hiện triệu chứng, bạn cần thăm khám kịp thời và điều trị nghiêm túc.

Cách điều trị bệnh viêm nang lông ở nách

Sau khi có được kết quả chẩn đoán, căn cứ vào mức độ viêm nhiễm, bác sĩ chuyên khoa sẽ vạch ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Nếu bị viêm nang lông thể nhẹ, người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà hoặc áp dụng các bài thuốc Đông y. Tuy nhiên, độc giả cần điều trị theo phương pháp Tây y nếu bệnh lý diễn biến kéo dài, đi kèm nhiều triệu chứng phức tạp và thường xuyên tái phát.

Tự chăm sóc tại nhà

Những nguyên liệu thiên nhiên an toàn, lành tính như: muối hạt, củ nghệ, giấm táo, dầu dừa, tinh dầu sầu đâu, tinh dầu cây trà, tinh dầu hạt bưởi, tinh dầu cây phỉ… có thể giúp nuôi dưỡng làn da, tái tạo tế bào và hỗ trợ điều trị bệnh viêm nang lông ở nách vô cùng hiệu quả.

Mẹo trị viêm nang lông ở nách bằng cách chườm ấm

Với mẹo dân gian này, hơi nóng từ khăn ấm sẽ kích thích nang lông giãn nở, từ đó giảm nhanh triệu chứng sưng đau và thúc đẩy quá trình thoát nước của cơ thể.

Cách thực hiện

  • Nhúng một chiếc khăn sạch vào nước ấm
  • Vệ sinh vùng nách cẩn thận, lau khô bằng khăn bông mềm
  • Áp khăn lên nách trong vòng 10 – 15 phút
  • Thực hiện 2 – 3 lần/ngày

Mẹo trị viêm nang lông ở nách bằng nước muối

Nước muối có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp hạn chế mùi cơ thể và tiêu diệt triệt để nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.

Cách thực hiện

  • Hòa tan 1 muỗng cà phê muối hạt vào một ly nước ấm
  • Vệ sinh vùng nách cẩn thận, lau khô bằng khăn bông mềm
  • Lấy dung dịch này rửa sạch vùng da tổn thương 2 lần/ngày

Mẹo trị viêm nang lông ở nách bằng củ nghệ 

Với hoạt chất curcumin, củ nghệ mang đặc tính kháng viêm, chống khuẩn và chống oxy hóa. Nhờ đó, loại dược liệu quen thuộc này đã được nghiên cứu – ứng dụng trong nhiều chế phẩm điều trị các vấn đề da liễu, trong đó có bệnh viêm nang lông ở nách.

Củ nghệ
Củ nghệ mang đặc tính kháng viêm, chống khuẩn và chống oxy hóa.

Cách thực hiện

  • Cách 1: Hòa tan 600mg tinh bột nghệ với 200ml nước ấm. Cho thêm 1 muỗng cà phê mật ong và dung dịch, khuấy đều. Uống 3 lần/ngày sau khi dùng bữa.
  • Cách 2: Chuẩn bị một củ nghệ tươi nhỏ, cạo bỏ vỏ, rửa sạch và giã nhuyễn. Trộn một chút dầu dừa vào hỗn hợp nghệ tươi. Vệ sinh vùng nách cẩn thận, lau khô bằng khăn bông mềm. Chườm đắp lên vị trí cần điều trị.

Mẹo trị viêm nang lông ở nách bằng giấm táo

Giấm táo có công dụng giảm viêm, ngừa ngứa, xoa dịu làn da, phòng chống nhiễm trùng, tái tạo tế bào và chữa lành tổn thương.

Cách thực hiện

  • Trộn đều 1 muỗng cà phê giấm táo với 1/2 chén nước ấm
  • Vệ sinh vùng nách cẩn thận, lau khô bằng khăn bông mềm
  • Lấy bông gòn thấm ướt dung dịch, sau đó nhẹ nhàng thoa lên vùng da cần chữa trị
  • Giữ nguyên trong vòng 20 phút
  • Rửa lại bằng nước ấm
  • Áp dụng đều đặn hàng ngày

Mẹo trị viêm nang lông ở nách bằng dầu dừa

Với hàm lượng vitamin, khoáng chất và axit lauric dồi dào, dầu dừa có tác dụng chống nhiễm trùng, kháng viêm, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào và hỗ trợ chữa lành vết thương.

Cách thực hiện

  • Hâm nóng 3 muỗng cà phê dầu dừa
  • Hòa trộn 1 muỗng cà phê nước cốt chanh vào dung dịch dầu dừa
  • Vệ sinh vùng nách cẩn thận, lau khô bằng khăn bông mềm
  • Thấm ướt dung dịch bằng bông gòn
  • Nhẹ nhàng bôi dung dịch lên vị trí sưng viêm
  • Massage trong vòng 20 phút
  • Rửa lại bằng nước mát
  • Thực hiện 3 – 4 lần/tuần

Mẹo trị viêm nang lông ở nách bằng tinh dầu sầu đâu

Với tính chất sát trùng, kháng nấm mạnh mẽ, tinh dầu sầu đâu có tác dụng loại bỏ nhiều loại vi nấm và vi khuẩn gây ra tình trạng viêm nhiễm trên da (nhất là nấm candida albicans). Bên cạnh đó, loại tinh dầu này còn góp phần ngừa sẹo và cải thiện triệu chứng đau đỏ, sưng viêm.

Cách thực hiện

  • Hòa trộn 3 giọt tinh dầu sầu đâu, 1 muỗng cà phê dầu dừa/dầu hạnh nhân vào chén sạch
  • Vệ sinh vùng nách cẩn thận, lau khô bằng khăn bông mềm
  • Bôi đều hỗn hợp lên vùng da nách đang bị đau ngứa
  • Massage nhẹ nhàng trong vòng 3 – 5 phút
  • Giữ nguyên 10 phút hoặc để qua đêm
  • Rửa sạch bằng nước ấm

Lưu ý, tinh dầu sầu đâu có thể dẫn đến phản ứng dị ứng ở những người sở hữu làn da nhạy cảm. Do đó, bạn cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng loại tinh dầu này.

Mẹo trị viêm nang lông ở nách bằng tinh dầu cây trà

Sở hữu đặc tính kháng khuẩn, chống nấm, tinh dầu cây trà có thể chữa bệnh viêm nang lông nói chung và viêm nang lông do tụ cầu khuẩn nói riêng vô cùng hiệu quả.

Mẹo trị viêm nang lông ở nách bằng tinh dầu cây trà
Mẹo trị viêm nang lông ở nách bằng tinh dầu cây trà

Cách thực hiện

  • Trộn đều 4 – 5 giọt tinh dầu cây trà với 1 – 2 muỗng canh dầu dừa
  • Vệ sinh vùng nách cẩn thận, lau khô bằng khăn bông mềm
  • Thoa hỗn hợp lên vị trí cần điều trị
  • Giữ nguyên trong khoảng 15 phút

Lưu ý, tương tự tinh dầu sầu đâu, tinh dầu cây trà có thể gây ra phản ứng dị ứng ở các bệnh nhân sở hữu làn da nhạy cảm. Vì vậy, bạn hãy hết sức cẩn trọng khi sử dụng loại tinh dầu này.

Mẹo trị viêm nang lông ở nách bằng tinh dầu hạt bưởi

Theo kết quả từ một số nghiên cứu được công bố trên tạp chí Burns, tinh dầu hạt bưởi có khả năng kháng khuẩn (nhất là tụ cầu khuẩn) rất tốt. Thế nên, độc giả có thể hoàn toàn yên tâm khi điều trị bệnh viêm nang lông ở nách thể nhẹ bằng nguyên liệu đặc biệt này.

Cách thực hiện

  • Hòa trộn 3 – 4 giọt tinh dầu hạt bưởi với 4 – 5 giọt tinh dầu cây phong lữ/tinh dầu oải hương/tinh dầu hoắc hương và 1 – 2 muỗng canh dầu ô liu
  • Vệ sinh vùng nách cẩn thận, lau khô bằng khăn bông mềm
  • Bôi hỗn hợp lên vùng da đau viêm
  • Massage nhẹ nhàng khoảng 3 – 5 phút
  • Giữ nguyên trong vòng 15 phút
  • Rửa lại bằng nước ấm
  • Thực hiện đều đặn hàng ngày cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm

Mẹo trị viêm nang lông ở nách bằng tinh dầu cây phỉ

Tinh dầu cây phỉ có công dụng giảm viêm, chống nấm, diệt khuẩn, làm sạch – se khít lỗ chân lông, điều tiết bã nhờn và ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng vô cùng hiệu quả.

Cách thực hiện

  • Trộn đều vài giọt tinh dầu cây phỉ vào một ít tinh dầu hạnh nhân
  • Vệ sinh vùng nách cẩn thận, lau khô bằng khăn bông mềm
  • Thoa hỗn hợp lên vị trí cần điều trị
  • Massage nhẹ nhàng khoảng 3 – 5 phút
  • Giữ nguyên trong vòng 15 phút
  • Rửa lại bằng nước ấm

Chữa bệnh theo phương pháp Đông y

Theo quan niệm y học cổ truyền, bệnh viêm nang lông xuất hiện khi cơ thể bị nhiễm hỏa độc, nhiệt độc khiến khí huyết không thể lưu thông. Do đó, các bài thuốc Đông y sẽ tập trung xử lý căn nguyên bệnh lý một cách toàn diện, đẩy lùi tác nhân gây bệnh cả bên trong lẫn bên ngoài.

Chữa bệnh theo phương pháp Đông y
Các bài thuốc Đông y sẽ tập trung xử lý căn nguyên bệnh lý một cách toàn diện, đẩy lùi tác nhân gây bệnh cả bên trong lẫn bên ngoài.

Giai đoạn viêm nhiễm

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị 1 nắm lá hoa cúc trắng tươi, rửa sạch, giã nhuyễn với một chút muối hạt. Bôi hỗn hợp lên vị trí tổn thương.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị lá sen, kim ngân, liên kiều, xích thược và đạm trúc diệp. Sắc kỹ toàn bộ dược liệu trên lửa nhỏ. Bệnh nhân có thể bổ sung đại hoàng (nếu bị táo bón), hoàng liên, hoàng cầm, chi tử (nếu bị sốt cao) và sa tiền tử (nếu đi tiểu nước đỏ). Chia thành nhiều phần bằng nhau và dùng hết trong ngày.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị kim ngân, liên kiều, cỏ xước, kinh giới, thổ phục linh, cam thảo dây, ké đầu ngựa, đỗ đen sao. Rửa sạch tất cả dược liệu, sắc kỹ trên lửa nhỏ, chia thành nhiều phần bằng nhau và uống hết trong ngày.

Giai đoạn tích mủ

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị 1 trái cà hoang chín muồi và 5 bắp măng tre xanh nhỏ. Nghiền nhuyễn cà hoang. Nấu cà hoang và măng tre thành cao. Trét cao vào miếng giấy sạch, sau đó dán lên vùng da đang bị ung nhọt.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị trần bì, kiên kiều, hoàng cầm, bối mẫu, cam thảo, gai bồ kết, kim ngân hoa, bồ công anh. Sắc kỹ toàn bộ vị thuốc, chia thành nhiều phần bằng nhau và uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị một lượng vừa đủ lá trầu không (hoặc lá sầu đâu) và lá kinh giới. Nấu sôi hai nguyên liệu. Vệ sinh vùng nách cẩn thận, lau khô bằng khăn bông mềm. Rửa kỹ vùng nách bằng dung dịch trên khi nước đã nguội.

Giai đoạn vỡ mủ

Sau khi mụn mủ vỡ ra, chúng ta cần loại bỏ tổ chức hoại tử kịp thời để tổ chức hạt nhanh chóng mọc lên thay thế. Trong khoảng thời gian này, bạn có thể kết hợp bài thuốc uống với bài thuốc đắp sau:

  • Bài thuốc đắp: Chuẩn bị lá nghệ, cải hôi, lá lốt, lá canh trâu, lá mã đề, lá chồn hôi. Rửa sạch, giã nhuyễn thảo dược. Vệ sinh vùng nách cẩn thận, lau khô bằng khăn bông mềm. Nhẹ nhàng bôi hỗn hợp lên vùng da dưới cánh tay.
  • Bài thuốc uống: Chuẩn bị thục địa, đương quy, đảng sâm, hoàng kỳ, bạch linh, bạch thược và cam thảo. Rửa sạch tất cả dược liệu, sắc kỹ trên lửa nhỏ, chia thành nhiều phần bằng nhau và dùng hết trong ngày.

Giai đoạn phòng ngừa tái phát

Ở giai đoạn này, để chủ động phòng tránh nguy cơ tái phát, bệnh nhân cần áp dụng bài thuốc giải độc, thanh nhiệt sau:

  • Chuẩn bị kim ngân, sinh địa, huyền sâm, sài đất, thổ phục linh, bồ công anh, địa cốt bì và cam thảo dây
  • Rửa sạch toàn bộ vị thuốc, sắc kỹ trên lửa nhỏ, chia thành nhiều phần bằng nhau và uống hết trong ngày

Điều trị bằng phương pháp Tây y

Không phải mọi bệnh nhân đều đáp ứng tốt với các mẹo chăm sóc tại nhà hoặc những bài thuốc Đông y. Sau vài ngày áp dụng một trong hai cách làm trên, nếu tình trạng viêm nhiễm vẫn diễn biến phức tạp thì người bệnh nên chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị bằng phương pháp Tây y
Nếu tình trạng viêm nhiễm vẫn diễn biến phức tạp, người bệnh nên chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa.

Sử dụng thuốc Tây

Sau khi có được kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc sau đây:

  • Kem hydrocortisone có công dụng kháng viêm, giảm ngứa, thường được sử dụng để thoa ngoài da.
  • Thuống chống nấm dành riêng cho những bệnh nhân bị nhiễm trùng vì nấm men.
  • Thuốc kháng viêm bao gồm thuốc uống và kem steroid. Nhóm thuốc này thường được yêu cầu phối hợp với những loại thuốc khác để tăng cường hiệu quả điều trị.
  • Thuốc kháng sinh được kê toa cho các trường hợp nhiễm khuẩn vùng da dưới cánh tay. Nếu bị nhiễm trùng thể nhẹ, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc kháng sinh điều trị tại chỗ dạng gel hoặc dạng kem. Nếu bị nhiễm trùng thể nặng hoặc bệnh viêm nang lông tái phát, bạn sẽ được hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh đường tiêm hoặc đường uống (cefixim, spiramycin).

Lưu ý, độc giả cần tuân thủ nghiêm túc mọi chỉ định dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa. Việc lạm dụng hoặc sử dụng thuốc Tây sai cách có thể dẫn đến nhiều hậu quả khó lường.

Tiểu phẫu dẫn lưu mủ

Nếu bệnh viêm nang lông ở nách chuyển biến phức tạp và gây ra biến chứng nổi mụn nhọt đi kèm tình trạng sưng tấy, bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu dẫn lưu dịch mủ thông qua một đường rạch nhỏ ngay dưới nốt mụn.

Sau đó, bác sĩ sẽ đắp một miếng băng gạc vô trùng lên bề mặt da để bảo vệ vết thương khỏi sự nhiễm trùng, va chạm. Sau khi được thoát lưu mủ, vùng da nách sẽ bớt đau, giảm sưng, nhanh chóng hồi phục và hầu như không để lại sẹo.

Triệt lông nách bằng tia laser

Liệu pháp tiên tiến này có thể tiêu diệt tận gốc tác nhân gây bệnh cũng như loại bỏ nang lông vĩnh viễn, từ đó phòng tránh bệnh viêm nang lông ở nách tái phát. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này khá tốn kém và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như để lại thâm sẹo hoặc gây phồng rộp làn da.

Vì vậy, nếu quyết định chữa bệnh bằng công nghệ chiếu tia laser, người đọc hãy tìm đến các cơ sở y tế uy tín nhằm hạn chế tối đa những tác dụng không mong muốn.

Hướng dẫn chăm sóc, phòng ngừa

Như vậy, sau khi đã hiểu rõ đặc điểm bệnh lý, chúng ta hoàn toàn có thể tự chăm sóc tổn thương tại nhà để phòng ngừa tình trạng này tái phát. Người bệnh cần đảm bảo tuân thủ một số lưu ý sau:

  • Vệ sinh vùng da dưới cánh tay thật cẩn thận, kỹ lưỡng với tối thiểu 2 lần/ngày
  • Lựa chọn trang phục thoáng mát, rộng rãi, tránh ôm bó, cọ xát gây viêm nhiễm vị trí tổn thương
  • Không sử dụng lăn khử mùi và kem dưỡng da nách trong thời gian điều trị nhằm ngăn ngừa hiện tượng kích ứng
  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn
  • Không cố tình cào gãi hay sờ chạm vào khu vực viêm nhiễm
  • Nhổ/cạo lông đúng cách và không thực hiện quá thường xuyên
  • Uống nhiều nước để hạn chế quá trình tiết ra dầu nhờn ở vùng da nách
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh với nhiều rau xanh và hoa quả cũng như kiêng cữ cà phê, thuốc lá, rượu bia, nước ngọt cùng một số chất kích thích khác

Nhìn chung, bệnh viêm nang lông ở nách có thể được đẩy lùi một cách triệt để, nhanh chóng nếu bệnh nhân can thiệp điều trị kịp thời. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, bạn cần chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cách xử lý an toàn, hiệu quả.

Cùng chuyên mục

Bệnh viêm nang lông ở lưng và các biện pháp điều trị

Viêm nang lông ở lưng: Biểu hiện và cách xử lý an toàn

Nguyên nhân gây viêm nang lông ở lưng có thể  là do cạo và tẩy lông không đúng cách, do vệ sinh kém, làn da ma sát thường xuyên với...

Viêm nang lông có lây không? Có di truyền không?

Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh viêm nang lông vô cùng lo lắng bệnh sẽ lây lan sang vùng da khác. Vậy bệnh viêm nang lông có lây không? Căn...

Viêm nang lông da đầu và các thông tin cần biết

Viêm nang lông da đầu: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm nang lông da đầu hay viêm chân tóc là tình trạng các nang lông của da đầu bị viêm nhiễm. Mặc dù không lây nhiễm và ít khi gây...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn