Viêm Nướu Răng Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách Trị

Viêm Lợi Ở Trẻ Em 2 Tuổi: Cách Trị Và Phòng Ngừa

Viêm Lợi Có Mủ Nguy Hiểm Không? Phải Làm Sao?

Viêm Nướu Răng Có Mủ Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Các Thuốc Trị Viêm Lợi Cho Trẻ Tốt Nhất Và Lưu Ý

Viêm nha chu là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Viêm Nha Chu Nặng: Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị

5 cách chữa viêm lợi trùm tại nhà hiệu quả nhanh

10 cách chữa viêm nha chu răng tại nhà hiệu quả nhất

7 cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà hiệu quả, dễ làm

Viêm nha chu là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Viêm nha chu là bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng rất phổ biến hiện nay. Đây được cho là nguyên nhân thường gặp gây mất răng ở người lớn nếu không được điều trị sớm và đúng cách. Cần nắm rõ nguyên nhân và biểu hiện của triệu chứng để kịp thời thăm khám bác sĩ nha khoa khi cần thiết.

viêm nha chu
Viêm nha chu là bệnh nha khoa thường gặp cần sớm phát hiện và điều trị để tránh gặp phải biến chứng

Viêm nha chu là bệnh gì?

Nha chu là tổ chức bao xung quanh chân răng có nhiệm vụ chống đỡ và bảo vệ răng. Một răng khỏe mạnh thường sẽ được giữ trong xương hàm bởi tổ chức xương ổ răng – nướu – dây chằng.

Trong đó, nướu ôm sát lấy răng để bảo vệ cho các mô nhạy cảm bên dưới. Đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và làm hại đến chân răng. Các nha sĩ cho biết, nướu tốt chính là nền tảng của một hàm răng khỏe mạnh.

Viêm nha chu (Periodontitis) là thuật ngữ y khoa mô tả tình trạng nướu bị nhiễm trùng nghiêm trọng gây tổn thương phần mô mềm, đồng thời phá hủy xương xung quanh răng. Tình trạng nhiễm trùng này sẽ khiến cho cấu trúc răng bị lỏng lẻo và có thể dẫn tới mất răng.

Một cuộc điều tra dịch tễ của Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội chỉ ra rằng, có tới khoảng 60% dân số trong độ tuổi 35 – 40 mắc bệnh viêm nha chu.Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi độ tuổi nhưng phổ biến hơn vẫn là ở người trưởng thành. Trẻ em nếu mắc bệnh có thể gặp phải các triệu chứng nhẹ hơn như cao răng, viêm lợi.

Ở giai đoạn sớm, bệnh lý này chỉ gây sưng đỏ nướu, đau nhức răng, hôi miệng và chảy máu chân răng. Bệnh có xu hướng tiến triển chậm và âm  thầm. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho việc phát hiện và điều trị. Từ đó dễ phát sinh các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Các nguyên nhân gây bệnh viêm nha chu

Theo phân tích từ các nghiên cứu, các nha sĩ cho biết, hoạt động của vi khuẩn có trong mảng bám răng chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bệnh viêm nha chu.

Mảng bám sinh học có chứa cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Điều này giúp cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng và ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh nha khoa. Tuy nhiên nếu không chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách thì các mảng bám sẽ dày lên theo thời gian. Hơn nữa còn kháng hóa và hình thành cao răng.

Trên thực tế, sự hình thành cao răng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hại khuẩn phát triển mạnh. Hại khuẩn trong khoang miệng có thể tương tác với các chất trong thực phẩm và bài tiết độc tố. Từ đó làm tăng nguy cơ bị viêm và tổn thương mô nâng đỡ răng.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nha chu bao gồm:

1. Vệ sinh răng miệng kém

Chăm sóc răng miệng tốt là yếu tố quan trọng nhất giúp cho sức khỏe răng miệng luôn được đảm bảo. Vệ sinh đúng cách sẽ giúp loại bỏ hết các mảng bám tích tụ, từ đó ngăn ngừa vi khuẩn có hại sinh sôi.

nguyên nhân gây viêm nha chu
Vệ sinh răng miệng kém có thể dẫn tới tích tụ mảng bám và tạo điều kiện cho hại khuẩn sinh sôi

Ngược lại, với các trường hợp vệ sinh răng miệng kém, mảng bám thường dày lên. Hơn nữa còn bị kháng hóa, khiến cao răng hình thành. Hại khuẩn cũng theo đó mà phát triển mạnh, gây mất cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nướu răng.

2. Thay đổi nội tiết tố

Nội tiết tố có thể thay đổi đột ngột trong một số thời điểm cụ thể. Điển hình như nữ giới bước vào thời kỳ mang thai, cho con bú, dậy thì hay mãn kinh.

Thay đổi nội tiết tố là một trong những nguyên nhân khiến cho nướu răng trở nên nhạy cảm hơn. Đồng thời còn làm mất đi sự cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng. Từ đó sẽ rất dễ gây ra bệnh viêm nha chu.

3. Hệ miễn dịch suy giảm

Hệ miễn dịch suy giảm cũng được xác định là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm nha chu. Điều này lý giải vì sao bệnh lại thường dễ xuất hiện ở những người bị suy giảm miễn dịch như bệnh nhân tiểu đường, cấy ghép nội tạng, người nhiễm HIV…

4. Không lấy cao răng thường xuyên

Cao răng là kết quả của quá trình tích tụ và khoáng hóa của mảng bám sinh học trên răng. Sự xuất hiện của cao răng sẽ tạo thêm điều kiện cho hại khuẩn sinh sôi.

Hơn nữa, cao răng tích tụ còn gây chèn ép mô nướu và khiến cho các tổ chức nâng đỡ chân răng gặp phải tổn thương. Không thường xuyên lấy cao răng sẽ khiến cho nguy cơ mắc các bệnh nha chu tăng lên.

5. Tác dụng phụ của thuốc

Sử dụng thuốc Tây kéo dài rất dễ gây ra các tác dụng ngoài ý muốn. Trong đó một số loại thuốc còn làm giảm hoạt động bài tiết nước bọt. Các thuốc được đề cập có thể là:

  • Thuốc kháng histamin
  • Thuốc chống co giật
  • Thuốc chống đau thắt ngực
vì sao bị viêm nha chu
Một số loại thuốc Tây có thể làm giảm tiết nước bọt khiến hệ vi sinh khoang miệng bị mất cân bằng

Bên cạnh chức năng làm mềm thức ăn thì nước bọt còn giúp cân bằng hệ vi sinh và giũ cho răng miệng được khỏe mạnh. Lượng nước bọt tiết ra quá ít sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm nha chu cùng các vấn đề nha khoa khác.

6. Ăn uống không lành mạnh

Chế độ ăn uống là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng. Thực tế cho thấy, những người có chế độ ăn nhiều tinh bột, đường, protein, chất béo, ít rau xanh và uống ít nước sẽ dễ mắc các bệnh nha chu hơn.

Nguyên nhân được lý giải là do các chất như tinh bột, đường và đạm trong thực phẩm có thể gây tương tác và thúc đẩy hại khuẩn trong mảng bám phát triển. Từ đó làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng nướu răng.

7. Thiếu hụt vitamin C

Vitamin C là thành phần rất quan trọng đối với nhiều chức năng trong cơ thể. Phải kể đến như tăng khả năng miễn dịch, kiểm soát huyết áp, hấp thu sắt, chống oxy hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Thiếu hụt vitamin C có thể khiến cho sức đề kháng và khả năng miễn dịch bị suy giảm. Từ đó sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng nướu răng. Ngoài ra còn làm tăng nguy cơ bị thiếu máu, thoái hóa khớp, mắc các bệnh tim mạch, bệnh Scorbut và cả ung thư.

8. Hút thuốc lá

Thuốc lá chứa rất nhiều thành phần hóa chất độc hại. Điển hình nhất là chất nicotin có thể gây ra tình trạng vàng răng và làm tăng số lượng hại khuẩn. Hơn nữa còn khiến cho mô nướu bị tổn thương. Số liệu thống kê cho thấy, những người có thói quen thường xuyên hút thuốc lá sẽ rất dễ bị sâu răng, viêm lợi hay các bệnh nha chu khác.

nguyên nhân gây viêm nha chu
Những người thường xuyên hút thuốc lá có nguy cơ cao mắc bệnh viêm nha chu

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể liên quan và làm tăng nguy cơ bị viêm nha chu. Bao gồm:

  • Tuổi tác cao
  • Thừa cân – béo phì
  • Yếu tố di truyền
  • Bệnh Crohn
  • Viêm khớp dạng thấp

Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm nha chu

Ở những người khỏe mạnh, nướu răng thường có màu hồng nhạt và rất chắc chắn. Trường hợp nướu răng bị mềm, sưng đỏ và dễ chảy máu thì có nhiều khả năng là do bệnh viêm nha chu gây ra.

Bệnh lý này thường tiến triển qua 2 giai đoạn, từ viêm lợi đến viêm nha chu. Nếu sớm phát hiện và điều trị ở giai đoạn viêm lợi thì bệnh sẽ dễ khỏi hẳn và ít nguy cơ tái phát.

Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp đều chủ quan và tiến triển thành viêm nha chu. Ở giai đoạn này, quá trình nhiễm trùng kéo dài đã phá hủy mô nâng đỡ chân răng ở sâu bên dưới lợi.

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh viêm nha chu bao gồm:

  • Màu sắc của nướu thay đổi, đôi khi còn chuyển thành bầm tím. Hơn nữa còn có cảm giác đau nhức và khó chịu khi dùng tay chạm vào.
  • Thân răng có thể dài hơn bình thường do phần nướu đang có xu hướng bị tuột ra.
  • Khoảng cách giữa các răng tăng lên.
  • Hình thành các ổ mủ ở giữa nướu và răng.
  • Hơi thở và khoang miệng có mùi khó chịu.
  • Chảy máu khi đánh răng, xỉa răng hay kể cả khi sử dụng chỉ nha khoa.
triệu chứng bệnh viêm nha chu
Nhiễm trùng nướu răng có thể gây chảy máu khi đánh răng

Viêm nha chu có nguy hiểm không?

Theo nhận định của các nha sĩ, bệnh viêm nha chu có mức độ nặng nề hơn nhiều so với viêm lợi, sâu răng và các vấn đề nha khoa khác. Bởi lúc này, mô răng, dây chằng và các mô nâng đỡ chân răng đã bị tổn thương sâu. Từ đó gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn.

Trường hợp không sớm phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh viêm nha chu có thể gây ra một số vấn đề sau:

  • Mất răng: Đây được xác định là biến chứng thường gặp nhất của bệnh lý này. Mất răng có xu hướng xảy ra khi vi khuẩn hoạt động mạnh khiến tình trạng viêm tiến triển nặng nề. Từ đó dẫn tới hình thành ổ mủ và khối áp xe ở mô nướu. Điều này khiến cho chân răng trở nên lỏng lẻo và rất dễ bị gãy rụng.
  • Nhiễm trùng lan rộng: Nhiễm trùng nhu chu có thể tiến triển nặng và ăn sâu. Một số trường hợp, virus còn có thể xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng ở khớp, tim, phổi và nhiều cơ quan khác. Đặc biệt, nhiễm trùng ảnh hưởng rộng còn có khả năng kích thích bùng phát triệu chứng của các bệnh mãn tính. Điển hình như bệnh da liễu, hen suyễn hay viêm khớp dạng thấp.
viêm nha chu có nguy hiểm không
Bệnh viêm nha chu được xác định là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới mất răng

Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, bệnh viêm nha chu còn kích hoạt trong thời kỳ mang thai khiến cho thai kỳ bị ảnh hưởng lớn. Ngoài làm tăng nguy cơ sinh non thì còn khiến cho trẻ sinh ra bị nhẹ cân, ốm yếu.

Chẩn đoán bệnh viêm nha chu

Trên thực tế, bệnh viêm nha chu thường có những triệu chứng lâm sàng tương tự với một số vấn đề răng miệng khác. Điều này có thể gây ra sự nhầm lẫn trong chẩn đoán.

Để có được chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và khai thác bệnh sử. Sau đó sẽ khám thực thể bằng cách quan sát mảng bám, cao răng, màu sắc nướu, độ chắc của chân răng.

Ngoài ra, bác sĩ còn tiến hành thêm một số thủ thuật khác. Cụ thể như:

– Đo độ sâu giữa răng và rãnh nướu:

Bác sĩ sẽ dùng đầu dò đặt bên cạnh răng và ngay dưới đường viền nướu để đo độ dài. Trường hợp nướu khỏe mạnh thì chiều này đo được sẽ dao động ở khoảng 1 – 3mm. Còn nếu nướu bị tổn thương thì khoảng cách này sẽ giảm đi. Điều này sẽ làm tăng chiều dài giữa rãnh nướu và răng, thường rơi vào khoảng 4mm.

– Chụp X-quang:

Hình ảnh từ X-quang sẽ giúp bác sĩ quan sát rõ hơn các tổ chức quanh răng và xác định nếu xảy ra tình trạng mất men. Ngoài ra, thông qua việc quan sát này, bác sĩ còn có thể đánh giá mức độ tổn thương chân răng.

Các phương pháp điều trị bệnh viêm nha chu

Lựa chọn phương pháp điều trị bệnh viêm nha chu cần căn cứ vào nhiều yếu tố liên quan. Điển hình như mức độ nhiễm trùng, độ tuổi, nguy cơ mất răng và lựa chọn của người bệnh.

điều trị viêm nha chu
Khi có dấu hiệu mắc bệnh viêm nha chu cần chủ động thăm khám bác sĩ

Các phương pháp thường được áp dụng bao gồm:

1. Điều trị khẩn cấp

Phương pháp này được chỉ định ngay khi bác sĩ xác định được có xuất hiện áp xe ở niêm mạc hoặc nướu lợi. Lúc này, việc kê toa thuốc sẽ giúp kiểm soát ổ mủ và ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan.

Các loại thuốc thường được chỉ định bao gồm:

– Dung dịch súc miệng:

Dung dịch nước súc miệng được dùng để vệ sinh khoang miệng và loại bỏ mảng bám. Hơn nữa, sản phẩm này còn giúp ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn có hại. Bác sĩ thường ưu tiên chỉ định các loại dung dịch nước súc miệng có chứa Hexetidin, Chlorin dioxide, Chlorhexidin, Zin gluconat…

– Thuốc kháng sinh:

Các loại kháng sinh nhóm beta-lactam và macrolid được dùng rất phổ biến trong điều trị bệnh viêm nha chu. Mục đích của việc sử dụng kháng sinh là để tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại gây bệnh.

– Thuốc giảm đau và kháng viêm không steroid:

Paracetamol, Meloxicam, Diclofenac, Ibuprofen, Axit mefenamic là các thuốc thường được chỉ định. Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm đau nhức nhanh chóng. Đồng thời giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm ở nướu răng.

– Thuốc chống viêm chứa steroid:

Trường hợp tình trạng viêm có xu hướng tiến triển nặng thì bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định các thuốc chống viêm chứa steroid. Trong đó, Dexamthason và Prednisolon là hai loại thường được kê toa. Chúng có khả năng chống viêm mạnh mẽ. Ngoài ra còn giúp cải thiện tình trạng sưng đỏ và đau nhức rất hiệu quả.

Việc dùng thuốc chỉ là giải pháp điều trị khẩn cấp tạm thời, không thể loại bỏ hoàn toàn ổ mủ ở niêm mạc. Do đó, khi tình trạng đã ổn định, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định các giải pháp điều trị phù hợp hơn.

2. Điều trị không phẫu thuật

Phương pháp điều trị không phẫu thuật được chỉ định cho các trường hợp bị viêm nha chu nhẹ. Lúc này tình trạng viêm chỉ mới khu trú, gây triệu chứng nhẹ và không có tiến triển phức tạp.

Các giải pháp được áp dụng có thể là:

– Kháng sinh tại chỗ và đường uống:

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh dạng súc miệng, bôi tại chỗ hay đường uống. Mục đích của việc dùng kháng sinh là để kiểm soát các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng.

thuốc chữa viêm nha chu
Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại kháng sinh để điều trị bệnh viêm nha chu

Điều trị bằng kháng sinh cần tuân thủ liều lượng, tần suất và thời gian mà bác sĩ hướng dẫn. Ngoài giúp nhận được hiệu quả tốt thì còn tránh gặp phải tình trạng vi khuẩn kháng thuốc và tái phát trở lại.

– Cạo vôi răng:

Như đã đề cập, vôi răng hình thành sẽ tạo môi trường thuận lợi cho hại khuẩn sinh sôi. Do đó, trong việc điều trị bệnh viêm nha chu, bác sĩ thường sẽ tiến hành cạo bỏ vôi răng.

Việc lấy vôi răng ngoài loại bỏ bớt vi khuẩn có hại thì còn giúp làm giảm mức độ kích ứng nướu. Ngoài ra, khi cạo vôi, bác sĩ có thể dùng các thiết bị như laser hoặc sóng âm để làm sạch vi khuẩn trong ổ nhiễm trùng.

– Nhổ răng:

Giải pháp này được áp dụng trong các trường hợp răng bị tổn thương sâu và không còn khả năng phục hồi. Việc nhổ răng sẽ giúp loại bỏ được hoàn toàn ổ viêm nhiễm. Hơn nữa còn tránh được tình trạng tổn thương lan sang các răng lân cận.

– Cố định răng:

Ở nhiều trường hợp, bệnh viêm nha chu có thể khiến cho chân răng bị tổn thương. Tuy nhiên nếu răng chỉ mới bị lung lay nhẹ thì bác sĩ thường sẽ cố định răng để làm giảm nguy cơ mất răng.

3. Các mẹo hỗ trợ tại nhà

Song song với các giải pháp điều trị y tế, người bệnh có thể áp dụng các mẹo hỗ trợ tại nhà để giúp kiểm soát bệnh tình dễ dàng hơn. Cần chú ý đến vấn đề vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách.

Ngoài ra, có thể tận dụng một số loại thảo dược tự nhiên để hỗ trợ. Bao gồm:

– Sử dụng bạc hà:

Bạc hà là thảo dược lành tính có chứa nhiều thành phần giúp kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Đặc biệt hoạt chất menthol trong thảo dược này còn giúp tinh thần sảng khoái, loại bỏ mùi hôi miệng do viêm nha chu gây ra và mang đến hơi thở thơm mát.

mẹo chữa viêm nha chu
Trà bạc hà giúp kháng khuẩn, chống viêm và loại bỏ mùi hôi miệng
  • Chuẩn bị khoảng 25g lá bạc hà ở dạng tươi
  • Ngâm thảo dược vào nước muối loãng 10 phút rồi rửa lại nhiều lần cho sạch
  • Cho bạc hà vào nồi đun trên lửa nhỏ cùng 500ml nước trong 5 phút
  • Dùng nước này để uống thay cho nước trà
  • Nên ngậm trà bạc hà trong miệng vài phút trước khi nuốt

– Đánh răng bằng Baking Soda:

Baking Soda (muối nở) có khả năng sát trùng mạnh mẽ. Dùng nguyên liệu này để đánh răng có tác dụng loại bỏ mảng bám và làm sạch khoang miệng. Hơn nữa còn xóa mờ các vết úa vàng, giúp răng trắng sáng hơn. Tuy nhiên, không nên lạm dụng khi nướu răng đang bị sưng đau:

  • Chuẩn bị 1 thìa cà phê Baking Soda trộn với 1 ít nước ấm
  • Dùng hỗn hợp này để đánh răng nhẹ nhàng
  • Sau khoảng vài ba phút thì dùng nước ấm súc miệng lại cho thật sạch
  • Cách này chỉ nên áp dụng khoảng 2 – 3 lần/ tuần

– Đắp túi trà:

Đây cũng là một cách trị viêm nha chu tại nhà rất đơn giản và dễ thực hiện. Túi trà có chứa nhiều thành phần giúp kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Ngoài ra, đắp túi trà còn có tác dụng làm sạch khoang miệng và loại bỏ bớt mùi hôi khó chịu.

  • Chuẩn bị 1 túi trà đem ngâm vào nước sôi nóng vài phút
  • Lấy ra và chờ đến khi túi trà nguội hẳn
  • Đắp túi trà lên vùng nướu răng đang bị tổn thương
  • Giữ nguyên trong khoảng từ 5 – 7 phút
  • Sau đó có thể dùng nước lọc để súc miệng sơ qua

Các mẹo chữa viêm nha chu thường rất an toàn và dễ thực hiện. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp hỗ trợ đáp ứng tốt khi bệnh còn nhẹ. Tuyệt đối không được lạm dụng, phụ thuộc hay dùng thay thế hoàn toàn cho điều trị y tế.

4. Can thiệp ngoại khoa

Ở một số trường hợp, tình trạng nhiễm trùng nướu răng có thể tiến triển nghiêm trọng, không đáp ứng với điều trị nội khoa. Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định việc can thiệp phẫu thuật.

điều trị viêm nha chu
Trường hợp nhiễm trùng tiến triển nặng, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định phẫu thuật

Các phương pháp phẫu thuật thường được dùng trong điều trị viêm nha chu bao gồm:

– Phẫu thuật túi nha chu:

Túi nha chu là thuật ngữ để mô tả túi rỗng nằm ở giữa nướu và răng. Ở phương pháp phẫu thuật này, bác sĩ sẽ làm giảm độ sâu của túi nha chu. Từ đó sẽ giúp làm giảm số lượng hại khuẩn. Hơn nữa còn tạo điều kiện cho việc vệ sinh răng miệng được dễ dàng hơn.

– Phẫu thuật ghép mô mềm:

Phương pháp này thường được cân nhắc thực hiện trong các trường hợp bị rụt lợi nghiêm trọng. Bác sĩ có thể lấy mô mềm ở vòm miệng hay ở các vị trí khác để ghép vào mô nướu tổn thương. Từ đó làm tăng sự chống đỡ với chân răng và đảm bảo tính thẩm mỹ.

– Phẫu thuật ghép xương:

Phương pháp này sẽ được cân nhắc thực hiện cho các trường hợp bệnh viêm nha chu phá hủy chân răng hoàn toàn. Phẫu thuật ghép xương sử dụng các mảnh xương tổng hợp để ghép vào vị trí chân răng hư tổn. Mục đích là tái tạo men răng và làm tăng độ chắc khỏe cho răng.

Các biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Hiện nay, số lượng người mắc bệnh viêm nha chu đang ngày càng gia tăng. Đây là bệnh lý không chỉ dễ mắc mà còn có nguy cơ tái phát cao sau điều trị. Do đó, cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

phòng bệnh viêm nha chu
Cần bổ sung đủ nước cho cơ thể, nhất là khi đang sử dụng các thuốc có thể làm giảm tiết nước bọt

Các biện pháp chăm sóc và dự phòng được đề cập bao gồm:

  • Chải răng đều đặn và đúng cách 2 lần/ ngày. Nên sử dụng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn mảng bám và ngăn ngừa hại khuẩn sinh sôi.
  • Thay bàn chải đánh răng định kỳ 3 tháng/ lần. Nên lựa chọn các loại bàn chải có đầu mảnh và mặt chải lưỡi.
  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối ấm, nước sắc cam thảo, bạc hà hay giấm táo pha loãng. Điều này giúp loại bỏ hại khuẩn và làm sạch khoang miệng hiệu quả hơn.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Nên uống đủ nước, tăng cường bổ sung rau củ quả tươi và sữa chua vào khẩu phần ăn.
  • Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm và đồ ăn chứa nhiều đường, tinh bột và chất béo. Hạn chế uống rượu bia, nước ngọt đóng chai. Nếu có thói quen hút thuốc lá thì nên sớm từ bỏ.
  • Trường hợp phải dùng các thuốc có khả năng làm giảm tiết nước bọt thì nên uống nhiều nước. Đồng thời bổ sung thêm probiotic và chất xơ cho cơ thể.
  • Tập thói quen thăm khám nha khoa định kỳ khoảng 6 tháng/ lần để lấy cao răng và kiểm tra sức khỏe răng miệng.

Viêm nha chu là căn bệnh nha khoa phổ biến tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tốt nhất nên chủ động thăm khám và nghiêm túc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc và dự phòng để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Cùng chuyên mục

Theo một số nghiên cứu, dịch chiết từ nụ hoa và tinh dầu đinh hương có tác dụng tốt trong việc trị viêm lợi trùm

5 cách chữa viêm lợi trùm tại nhà hiệu quả nhanh

Viêm lợi trùm còn được gọi là viêm nướu trùm răng khôn, một dạng viêm nhiễm phần mô nướu xảy ra khi răng khôn bắt đầu mọc và nhú ra...

Dùng lá húng quế cũng là một trong những cách trị viêm nướu răng tại nhà đơn giản, hiệu quả

10 cách trị viêm nướu răng tại nhà đơn giản, hiệu quả

Viêm nướu răng là tình trạng viêm răng nhẹ với những mảng bám và những vùng sưng đỏ, dễ chảy máu ở nướu. Đây được xem là giai đoạn khởi...

cách trị viêm lợi khi mang thai

7 Cách Trị Viêm Lợi Khi Mang Thai An Toàn và Hiệu Quả

Trên thực tế, có nhiều cách trị viêm lợi khi mang thai. Bao gồm cả các mẹo tự nhiên tại nhà và điều trị y tế. Bà bầu cần lựa...

Các loại thuốc trị viêm lợi cho trẻ tốt nhất hiện nay và lưu ý

Các Thuốc Trị Viêm Lợi Cho Trẻ Tốt Nhất Và Lưu Ý

Kamistad, Xanh metylen... là các loại thuốc trị viêm lợi cho trẻ thường được dùng.Vậy những loại thuốc này được sử dụng như thế nào, có cần lưu ý gì...

viêm lợi có mủ

Viêm Lợi Có Mủ Nguy Hiểm Không? Phải Làm Sao?

Viêm lợi có mủ là giai đoạn tiến triển nặng của bệnh viêm lợi, tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng. Đặc biệt là có thể gây tổn thương mô...

Viêm Lợi Ở Trẻ Em 2 Tuổi: Cách Trị Và Phòng Ngừa

Viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi thường xảy ra do thói quen vệ sinh răng miệng kém, chế độ ăn nhiều đường, ít uống nước,... Tình trạng này có...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn