Viêm Nha Chu Nặng: Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị
Nội Dung Bài Viết
Bệnh viêm nha chu nếu để diễn tiến trong thời gian dài sẽ dẫn đến viêm nha chu nặng. Tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy cần được điều trị đúng cách để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
Viêm nha chu nặng là gì?
Viêm nha chu là một trong các bệnh về răng miệng thường gặp, xảy ra khi nướu bị nhiễm trùng nghiêm trọng làm tổn thương mô mềm và các xương xung quanh cũng bị phá hủy. Tình trạng này nếu không được điều trị sớm mà để bệnh diễn tiến trong thời gian dài sẽ dẫn đến viêm nha chu nặng.
Nguyên nhân gây bệnh
Như đã được đề cập, viêm nha chu nặng xảy ra do bệnh viêm nha chu không được điều trị. Các mảng bám trên răng chứa nhiều vi khuẩn nếu không được làm sạch sẽ tạo thành vôi răng. Những mảng vôi răng cứng, bám chặt trên răng không dễ loại bỏ chúng sẽ gây tổn thương và viêm nhiễm cho nướu và răng. Theo thời gian, chúng tích tụ lại càng nhiều khiến nướu viêm nhiễm ngày càng nặng.
Dấu hiệu nhận biết viêm nha chu nặng
Thông thường, bệnh viêm nha chu được chia thành 4 giai đoạn. Trong đó giai đoạn thứ 4 là viêm nha chu nặng nhất. Lúc này người bệnh sẽ thấy có các triệu chứng sau: Viêm nha chu phá hủy xương của ổ răng, lợi bị tụt. Các tổ chức xung quanh răng không còn săn chắc sẽ khiến răng bị lung lay dẫn đến mất răng.
Vì tình trạng viêm nướu kéo dài mà vôi răng không bị lấy đi lại khiến viêm nhiễm nặng thêm. Do cấu tạo sinh lý giữa răng và viền nướu có một khe hẹp khoảng 1,5 mm. Các mảng bám và vôi răng tích tụ lâu dài làm nướu tụt xuống, hình thày túi mủ nha chu. Khi người bệnh ăn, thức ăn thừa dễ mắc vào túi này làm viêm nhiễm càng thêm nặng nề. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đớn, xung quanh chân dễ bị chảy mủ. Nướu và xương tại các khu vực bị viêm yếu dần, chân răng lộ rõ. Khi chân răng không còn được bao bọc sẽ dễ bị lung lay, thậm chí mất răng.
Vì sao người trưởng thành dễ bị viêm nha chu nặng?
Bệnh viêm nha chu thường gặp nhiều ở người trưởng thành, ít khi gặp ở trẻ nhỏ. Nhưng những người ở độ tuổi trung niên lại dễ bị viêm nha chu nặng nhất. Tại sao vậy? Một số lí do có thể lí giải cho tình trạng này như sau:
- Do người bệnh lơ là chăm sóc răng miệng. Họ có thể lười đánh răng vào sáng hoặc tối, chỉ súc miệng bằng dung dịch diệt khuẩn truyền thống như trà xanh, nước muối. Vì vậy không thể loại bỏ được mảng bám trên răng, khiến vi khuẩn tích tụ ngày càng nhiều.
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách vì thói quen dùng tăm xỉa răng. Điều này khiến cho các khe răng ngày một rộng ra, khiến cho vi khuẩn có chỗ ẩn nấp và xâm nhập vào sâu trong răng.
- Không có thói quen khám nha khoa định kì để phát hiện sớm bệnh lí và điều trị kịp thời.
Các biện pháp điều trị viêm nha chu nặng
Nếu như ở giai đoạn nhẹ, điều trị viêm nha chu thường khá dễ dàng. Các bác sĩ sẽ thực hiện cạo vôi răng, xử lí mặt gốc của răng cho bệnh nhân. Các thiết bị chuyên dụng sử dụng sóng âm để tác động vào cao răng từ đó làm cho chúng vỡ ra. Điều này tránh làm ảnh hưởng đến men răng. Cũng dựa vào thể trạng của mỗi người mà bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc điều trị viêm nha chu để sử dụng.
Nhưng càng về sau bệnh càng nặng, biện pháp điều trị cũng trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt ở giai đoạn viêm nha chu nặng, bệnh nhân buộc phải điều trị bằng các phương pháp phức tạp hơn như phẫu thuật ghép mô mềm, nạo túi nha chu, nhổ răng… Vậy các phương pháp này được áp dụng như thế nào?
1. Cạo vôi răng và nạo túi nha chu
Túi nha chu là một túi rỗng nằm giữa khe nướu và răng, có màu đỏ. Với người bị viêm nha chu, khi ấn vào vị trí này sẽ thấy chảy dịch mủ. Còn vôi răng là những mảng bám nằm trên răng, cứng, khó loại bỏ và chứa nhiều vi khuẩn. Vì vậy, để điều trị triệt để viêm nha chu, trước tiên cần phải làm sạch răng sau đó làm sạch túi nha chu.
Nạo túi nha chu là một phương pháp chữa viêm nha chu nặng, sử dụng các dụng cụ, máy móc chuyên dụng để loại bỏ hết các mảng bám, làm sạch túi nha chu, hút hết ổ viêm trong nướu. Nó cõ những ưu điểm nổi trội sau:
- Điều trị triệt để tình trạng viêm nha chu, viêm tủy, ổ viêm…
- Các vi khuẩn và mảng bám được loại bỏ hoàn toàn, ngăn ngừa tình trạng răng bị vôi hóa trở lại.
- Nướu và chân răng được bảo vệ, tránh các tổn thương kéo dài.
- Thời gian thực hiện thủ thuật và hồi phục nhanh chóng.
- Giúp đảm bảo tính thẩm mỹ, không gây sưng viêm.
Tùy vào mỗi cơ sở nha khoa mà việc nạo túi nha chu có những đặc điểm riêng. Tuy nhiên, một quy trình thực hiện nạo túi nha chu thường được thực hiện qua các bước sau:
- Bước 1: Các bác sĩ sẽ khám và tư vấn để kiểm tra tình trạng bệnh lý. Sau đó bệnh nhân sẽ được chỉ định chụp phim để biết chính xác nha chu ảnh hưởng tới những vị trí nào của nướu và chân răng. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
- Bước 2: Sử dụng nước muối sinh lý để loại bỏ vụn thức ăn và vi khuẩn trong khoang miệng.
- Bước 3: Sát khuẩn, gây tê vùng răng cần điều trị để tránh cảm giác đau đớn, tạo cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho bệnh nhân.
- Bước 4: Dùng các dụng cụ chuyên dụng để nạo túi nha chu, làm sạch ổ mủ. Trước khi nạo túi nha chu, các bác sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng. Đồng thời điều chỉnh các mô nha chu, khâu thẩm mỹ để tránh viêm nhiễm, bảo đảm an toàn cho khách hàng. Nếu răng quá yếu, bệnh nhân có thể lựa chọn thêm các dịch vụ chỉnh nha phục hình.
- Bước 5: Sau khi thực hiện thủ thuật, bệnh nhân sẽ được chỉ định thêm các loại thuốc kháng viêm. Ngoài ra, cần thực hiện đúng hướng dẫn chăm sóc răng miệng tại nhà và tái khám theo đúng sự chỉ định của bác sĩ.
Khi thuốc tê hết tác dụng, người bệnh sẽ có cảm giác hơi đau nhức vùng nướu. Tuy nhiên, uống thuốc giảm đau không kê toa theo chỉ định của bác sĩ sẽ khắc phục được tình trạng này. Ngoài ra, sau khi nạo túi nha chu, bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng răng nhạy cảm trong vòng vài ngày đầu. Đây là một trong các bệnh về răng miệng thường gặp. Do đó, bạn chỉ nên súc miệng bằng nước muối sinh lý, đánh răng thật nhẹ để hạn chế cảm giác khó chịu.
2. Nhổ răng điều trị viêm nha chu nặng
Trường hợp nha chu quá nặng, xương và mô nha chu bị phá hủy tạo thành túi nha chu quanh răng. Những túi này sẽ ngày càng bị tụt sâu, là nơi chứa nhiều vi khuẩn và làm tiêu hủy nhiều xương ở mô nha chu. Điều này khiến răng bị lung lay nhiều và không giữ lại được, bệnh nhân có thể sẽ phải nhổ răng. Điều này nhằm làm giảm cảm giác đau đớn và tránh bệnh lây lan rộng trong khoang miệng. Sau khi điều trị, phần xương và mô nha chu có thể tái tạo trở lại.
Trong điều trị viêm nha chu nặng, nhổ răng được chỉ định khi:
- Túi nha chu đủ lớn hoặc vượt quá kích thước 6mm.
- Ống chân răng bị tắc nghẽn hoàn toàn.
- Viêm hoặc sâu răng gây mất phế nang, sâu răng trên 60%.
- Xuất hiện vật thể lạ trong tổ chức răng.
- Răng có nguy cơ tự hoại vĩnh viễn.
- Quá trình viêm lan truyền nhanh khắp hàm
- Răng bị lung lay quá nhiều
- Điều trị bằng các phương pháp không phẫu thuật không mang lại hiệu quả.
Trong quá trình nhổ răng, đỉnh và mô nướu được theo dõi đồng thời. Sau khi phẫu thuật được thực hiện, bệnh nhân sẽ hoàn toàn hồi phục khoảng 1 tuần sau đó. Tuy nhiên, việc nhổ răng sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng nhai thức ăn. Do đó, bệnh nhân cần nhanh chóng lắp răng giả để lấp đầy những chỗ khuyết thiếu. Hiện nay có nhiều phương pháp trồng răng giả được áp dụng như: Răng giả tháo lắp, cấy ghép implant hoặc cầu răng sứ. Tùy vào nhu cầu và điều kiện của bản thân mà khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ nha khoa phục hình phù hợp.
3. Phẫu thuật ghép mô mềm trị viêm nha chu nặng
Viêm nha chu nặng khiến cho lợi bị tụt sâu. Lúc này phương pháp phẫu thuật ghép mô mềm sẽ được chỉ định để phục hồi những hư hại. Đồng thời nó cũng giúp ngăn chặn tình trạng tụt lợi khiến mô lợi và xương xung quanh răng bị phá hủy.
Phương pháp này có thể được tiến hành ở một hoặc nhiều răng đem lại sự hài hòa của viền lợi, tránh ê buốt răng.
4. Phẫu thuật tăng kích thước sóng hàm
Đây cũng là một phương pháp điều trị viêm nha chu nặng thường được áp dụng. Ở những bệnh nhân sau khi nhổ răng, nướu và xương hàm của họ có nhiều chỗ bị khuyết thiếu. Tình trạng này khiến cho việc sử dụng răng thay thế thường dài hơn so với răng bên cạnh và nhìn không được tự nhiên. Để khắc phục tình trạng này, nha sĩ có thể lấp đầy vùng khuyết lõm này bằng cách phẫu thuật tăng kích thước sóng hàm. Điều này sẽ tạo được sự hài hòa của đường viên nướu hoặc xương, mang đến sự phục hình tự nhiên, thẩm mỹ và dễ dàng vệ sinh.
5. Ghép xương
Phương pháp này được chỉ định khi bệnh viêm nha chu nặng đã phá hủy xương xung quanh răng. Những mảnh ghép được lấy từ các mảnh xương nhỏ của người bệnh hoặc những loại xương tổng hợp được hiến tặng. Ghép xương giúp người bệnh bảo tồn được răng bằng cách cố định, tạo nền tảng để răng được tái tạo lại.
6. Điều trị duy trì
Dù là bệnh viêm nha chu nặng hay nhẹ, sau khi được điều trị tích cực và bệnh ổn định, bệnh nhân cũng cần áp dụng phương pháp điều trị duy trì. Người bệnh cần được kiểm tra, theo dõi, thăm khám định kỳ. Đồng thời áp dụng các biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm nha chu nặng
Nha chu là bệnh lý do vi khuẩn gây ra. Do đó, cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh này là vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa viêm nha chu nặng cần thực hiện:
- Khám và điều trị bệnh nha chu sớm khi thấy có dấu hiệu bất thường.
- Đánh răng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
- Sử dụng chỉ nha khoa thay vì tăm xỉa răng ít nhất mỗi ngày một lần để loại bỏ hết các thức ăn thừa bám trên răng.
- Khám răng định kỳ để kiểm tra sức khỏe răng miệng, nhất là với đã từng bị viêm nha chu. Điều này sẽ giúp người bệnh phát hiện và điều trị sớm bệnh nha chu nếu có dấu hiệu bất thường.
- Dùng bàn chải mềm và các loại kem đánh răng có thành phần flo để đánh răng.
- Không ăn vặt hoặc ăn nhiều đồ ngọt vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
- Sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn sau khi đánh răng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn các đồ ăn nhiều acid như như cải chua, chanh, cam… nếu răng không được khỏe.
Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm nha chu nặng và phương pháp điều trị. Để bệnh nặng lên sẽ khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn và làm tăng nguy cơ mắc biến chứng. Do đó, tốt nhất là người bệnh nên đi khám và chữa trị sớm khi thấy dấu hiệu bất thường, không nên để bệnh tiến triển nặng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!