Viêm Nướu Răng Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách Trị
Nội Dung Bài Viết
Hôi miệng, nướu sưng đỏ, chảy máu, đau đớn ở răng,… là hàng loạt triệu chứng của bệnh viêm nướu răng ở trẻ em. Với căn bệnh này, phụ huynh cần sớm điều trị cho trẻ, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.
Viêm nướu răng ở trẻ em – Thông tin cần biết
Nướu răng là hệ thống phần mềm bao bọc xung quanh chân răng, gồm có gai nướu, viền nướu. Đây là cơ quan giúp bảo vệ, giữ răng được chắc chắn. Viêm nướu răng là tình trạng viêm nhiễm ở hệ thống phần mềm, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống nha chu như gốc răng, xương ổ răng, dây chằng nha chu,… Đây là bệnh lý có thể gặp ở rất nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau.
Viêm nướu răng ở trẻ em là căn bệnh phá phổ biến ở trẻ nhỏ. Căn bệnh này chủ yếu gây viêm ở nướu của răng như gai nướu, viền nướu hoặc lan tỏa ở một cung hàm hoặc hai hàm. Khi nướu bị viêm, bạn sẽ thấy nướu ở trẻ bị sưng đau, mềm bở. Đồng thời chuyển dần từ màu hồng nhạt sang màu xanh xám hoặc đỏ ửng. Lúc này, bề mặt nướu trở nên trơn láng và có lấm tấm màu da cam. Nướu răng sẽ rất dễ bị chảy máu nếu bạn đánh răng hoặc ăn thức ăn quá cứng.
# Dấu hiệu viêm nướu răng ở trẻ em:
- Đau răng, nướu dữ dội khi ăn thức ăn chua, mặn
- Nướu bị sưng đỏ, chảy máu.
- Có lớp màng mỏng ở nướu
- Vết loét ở giữa răng và nướu
- Viêm loét, tổn thương nướu và một số vị trí khác trên cơ thể.
- Vi khuẩn tích tụ gây hôi miệng và hoại tử ở các mô.
- Nổi mảng trắng dày, gây tưa lưỡi ở trẻ.
- Đau đầu, chóng mặt, sốt, cơ thể mệt mỏi
- Sưng hạch ở cổ, hàm, đầu
# Giai đoạn mắc bệnh viêm nướu răng ở trẻ em:
+ Giai đoạn 1: Tình trạng viêm nhiễm chỉ mới bắt đầu. Lúc này, nướu răng bị sưng đỏ, dễ bị chảy máu, nhất là khi các bé đánh răng. Ở giai đoạn này, nếu cha mẹ can thiệp sớm, bệnh sẽ nhanh chóng khỏi.
+ Giai đoạn 2: Bệnh viêm nước ở trẻ em với mức độ nặng hơn. Các loại thức ăn nhanh chóng tích tụ ở khe chân răng và gây ra tình trạng nhiễm trùng. Lúc này, lợi của trẻ bị sưng đỏ, chảy máu, đau nhức liên tục. Miệng trẻ có mùi hôi khó chịu, 2 má nhanh chóng sưng lên và có thể gây viêm nha chu.
Vì bệnh viêm nướu răng ở trẻ em không gây tổn thương đến hệ thống nha chu nên cha mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, bạn cũng không được chủ quan. Việc tiến hành điều trị bệnh sớm cho trẻ là rất cần thiết để tránh các biến chứng nghiêm trọng. Một số trường hợp bé mắc bệnh viêm nướu ở mức độ nặng, tình trạng nhiễm trùng có thể lan rộng và gây hủy hoại tổ chức nha chu, khiến cho răng bị lung lay, thậm chí là rụng răng.
Nguyên nhân viêm nướu răng ở trẻ em
Viêm nướu răng ở trẻ em tiến triển qua nhiều giai đoạn khác nhau. Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này là do vi khuẩn tiết ra các độc tố khiến nướu bị kích thích. Lúc này, vi khuẩn xâm chiếm xung quanh các kẽ răng khiến cho nướu nhanh chóng bị sưng đỏ, có thể gây viêm lợi. Bên cạnh đó, căn bệnh này còn do rất nhiều nguyên nhân khác gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây bệnh, phụ huynh cần chú ý để sớm kiểm soát bệnh cho trẻ.
# Mọc răng
Những bé khoảng 6 – 7 tuổi sẽ bắt đầu mọc răng vĩnh viễn. Trong quá trình thay răng sữa, thức ăn có thể bám vào chân răng, tạo thành cao răng gây đau nhức cho bé. Bên cạnh đó, khi mọc răng, nướu rất dễ bị tổn thương khiến bé bị viêm nướu. Bên cạnh đó, nếu trẻ mọc răng vĩnh viễn bị lệch cũng sẽ khiến cho nướu răng bị sưng tấy, ửng đỏ. Trẻ liên tục bị đau nhức, khó chịu ở răng. Do đó, ba mẹ cần chú ý đến sức khỏe răng miệng của trẻ trong giai đoạn này.
# Nhiễm vi khuẩn Herpes
Đây là vi khuẩn tồn tại ở đường hô hấp dưới dạng bọt khí. Thông thường, thời gian ủ bệnh của vi khuẩn Herpes khoảng 1 tuần. Thông thường, các bé ở độ tuổi 2 – 5 tuổi sẽ rất dễ bị vi khuẩn tấn công. Chúng khiến cho miệng trẻ bị phồng rộp, viêm nướu. Những trẻ dưới 12 tháng tuổi thì khả năng mắc bệnh ít hơn do được miễn dịch thụ động từ mẹ. Các bé có triệu chứng khó nuốt, cổ xuất hiện hạch, đau đầu, sốt cao,…
# Viêm niêm mạc miệng
Căn bệnh này sẽ khiến trẻ bị tưa lưỡi, đau rát, khó chịu ở lưỡi. Nấm candida cư trú ở khoang miệng khi gặp điều kiện thích hợp sẽ nhanh chóng sinh sôi, phát triển tấn công vào nướu. Với những bé có sức đề kháng yếu sẽ khiến cho mô mềm bị ảnh hưởng và dễ mắc bệnh viêm nướu. Lúc này, lưỡi của bé sẽ có màu trắng với những lớp mảng dày. Nếu không kiểm soát kịp thời, bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống răng miệng.
# Viêm lợi hoại tử cấp tính
Với những bé bị viêm lợ hoại tử cấp tính sẽ đứng trước nguy cơ mắc bệnh viêm lợi cao. Khi sức đề kháng của bé yếu sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn Borreliavincenti tấn công vào các mô lợi gây viêm loét, chảy máu, xuất hiện nhiều mảng bám ở lợi. Đây là bệnh lý khá hiếm gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, nếu mắc phải căn bệnh này sẽ khiến trẻ dễ bị viêm nướu và dễ gặp hàng loạt các tổn thương răng miệng khác.
# Bệnh về máu
Nướu là tổ chức có chứa rất nhiều mạch máu. Khi lượng bạch cầu giảm, nướu sẽ nhanh chóng bị tổn thương. Vi khuẩn tấn công vào mạch máu và gây ra bệnh viêm nướu răng ở trẻ em. Lúc này, lợi sẽ xuất hiện nhiều vết loét lớn. Đồng thời kèm theo một số triệu chứng như chảy máu chân răng, lợi phì đại, sốt, thiếu máu, tăng tiết nước bọt,… Với bệnh lý này, cha mẹ cần thận trọng vì vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng máu và nguy hiểm hơn khiến trẻ có thể tử vong.
# Sử dụng thuốc
Viêm nướu răng ở trẻ em còn do tình trạng sử dụng thuốc uống gây ra. Lạm dụng một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, huyết áp, động kinh,… sẽ gây tổn thương chân răng. Những loại thuốc này sẽ làm giảm tiết nước bọt, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển và tạo mảng bám trên răng. Khi mắc bệnh viêm nướu do thuốc, trẻ sẽ không bị đau nhức răng nhưng nướu có dấu hiệu bị phì đại, sưng tấy hết chân răng.
# Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Viêm nướu còn do trẻ vệ sinh răng miệng hàng ngày không đúng cách, không thể loại bỏ được hết các mảng bám trên răng. Rất nhiều trẻ không được hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng. Đây là nguyên nhân phổ biến khiến cho các loại vi khuẩn nhanh chóng tấn công và gây ra bệnh viêm nướu. Bên cạnh đó, các bé sử dụng bàn chải đánh răng quá cứng cũng sẽ gây tổn thương răng và làm chảy máu chân răng.
# Suy dinh dưỡng, ăn uống thiếu chất
Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe răng miệng của trẻ. Một số bé bị suy dinh dưỡng, cơ thể thiếu hút protein, vitamin C, K sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công nướu và gây bệnh. Bên cạnh đó, nhiều bé chuộng thức ăn cay, nóng, lạnh,… Đây là nguyên nhân khiến răng, nướu dễ bị tổn thương và dẫn đến tình trạng viêm nướu, nhiễm khuẩn ở răng miệng.
Cách trị viêm nướu răng ở trẻ em
Với căn bệnh viêm nướu răng ở trẻ em, việc tiến hành điều trị bệnh kịp thời là vô cùng cần thiết. Ngay khi trẻ có những dấu hiệu mắc bệnh, phụ huynh cần đưa trẻ thăm khám sớm. Dưới đây là một số phương pháp chữa viêm nướu răng ở trẻ em, cha mẹ có thể tham khảo.
1. Điều trị tại nhà
Với những trường hợp viêm nướu răng ở trẻ em mức độ nhẹ, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ sử dụng một số cách điều trị bệnh tại nhà như sau:
# Súc miệng bằng nước muối
Nước muối có tính sát trùng, kháng viêm, kháng khuẩn cao. Sử dụng nước muối để súc miệng được xem là giải pháp cải thiện triệu chứng bệnh ở trẻ hiệu quả. Các chuyên gia sức khỏe cho biết, nước muối có thể hỗ trợ tốt cho việc điều trị bệnh răng miệng ở trẻ. Bên cạnh đó, nước muối còn có khả năng làm sạch khoang miệng, ức chế các hoạt động gây hại của vi khuẩn. Cha mẹ có thể tự pha nước muối loãng hoặc mua nước muối sinh lý ở quầy thuốc để cho con súc miệng 2 lần/ngày.
# Súc miệng bằng tinh dầu sả
Rất nhiều người bất ngờ với việc sử dụng tinh dầu sả để súc miệng. Cách làm này có thể khắc phục được tình trạng sưng viêm ở nướu. Đồng thời ức chế các loại vi khuẩn gây hại hoạt động và cải thiện mùi hôi miệng ở trẻ em hiệu quả. Phụ huynh nên pha loãng 2 – 3 giọt tinh dầu sả với 259 ml nước để tránh gây kích ứng lợi của trẻ. Các bé sẽ sử dụng dung dịch này súc miệng trong 30 giây và thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
2. Loại bỏ cao răng
Đây là việc làm cần thiết phụ huynh nên thực hiện để cải thiện tình trạng viêm nướu răng ở trẻ em. Các mảng bám ở răng sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn tích tụ và sản sinh độc tố, gây ảnh hưởng trực tiếp đến nướu. Loại bỏ cao răng là cách giúp kiểm soát, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lan rộng. Răng không còn mảng bám sẽ chắc khỏe, nướu không còn viêm nhiễm, đau đớn, sưng tấy nữa. Cha mẹ nên đưa trẻ đến nha sĩ để được lấy cao răng an toàn, tránh gây tổn thương đến răng.
3. Sử dụng thuốc uống
Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm nướu răng ở trẻ em cần phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc hoặc thay đổi thuốc điều trị bệnh cho trẻ. Một số loại thuốc thường được sử dụng chữa trị bệnh viêm nướu răng ở trẻ em như sau:
- Kamistad: Thuốc bôi có dạng gel, giúp chống viêm, giảm đau. Trẻ em cần vệ sinh khoang miệng và lau khô nướu trước khi thoa thuốc. Mẹ chỉ nên bôi cho bé một lớp mỏng với tần suất 3 lần/ngày.
- Thuốc hỗ trợ Ceelin: Thuốc có dạng siro, giúp bổ sung vitamin C, nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
- Xanh methylen: Đây là dung dịch sát trùng, giúp điều trị bệnh viêm nướu. Mẹ vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé và thoa dung dịch lên vị trí sưng viêm.
4. Phẫu thuật
Với những trường hợp trẻ mắc bệnh viêm nướu ở mức độ nặng, đã áp dụng những cách điều trị bệnh trên nhưng không khỏi, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật ghép nướu cho bé. Phương pháp này chỉ được áp dụng cho những trường hợp cần thiết bởi nó tiềm ẩn những nguy cơ nguy hiểm. Phụ huynh tuyệt đối không được tùy tiện thực hiện, tránh gây tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Ưu điểm của cách chữa trị này là bé sẽ có được nụ cười đẹp như mong muốn.
Phòng ngừa viêm nướu răng ở trẻ em
Viêm nướu răng ở trẻ em có thể gây ra hàng loạt các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Đây là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ, có thể gặp ở trẻ bất cứ lứa tuổi nào. Việc phòng ngừa bệnh viêm nướu răng ở trẻ em là rất cần thiết. Để bé có được một hàm răng khỏe mạnh, phụ huynh cần chú ý một số biện pháp sau đây.
- Hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng sạch sẽ 2 lần/ngày trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Đồng thời cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng hoặc dung dịch súc miệng.
- Cho bé dùng kem đánh răng chuyên dùng cho trẻ để tránh gây ảnh hưởng đến nướu.
- Lựa chọn bàn chải mềm để tránh gây tổn thương niêm mạc lợi của trẻ.
- Thay bàn chải đánh răng cho bé tối thiểu 3 tháng/lần
- Phụ huynh hướng dẫn bé sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ hết thức ăn bám trên kẻ răng.
- Xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống khoa học, tăng cường các loại vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
- Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn chứa nhiều đường, cay, nóng, uống nước đá,… Chúng sẽ tạo điều kiện để các loại vi khuẩn nhanh chóng tấn công răng, hình thành các mảng bám trên răng.
- Bé cần uống nước đầy đủ, ăn thức ăn mềm, giàu chất dinh dưỡng.
- Không nên cho trẻ thức quá khuya mà cần phải có thời gian nghỉ ngơi phù hợp.
- Cho trẻ thăm khám răng định kì 6 tháng/lần để ngăn ngừa các bệnh lý nha khoa và kiểm soát bệnh tốt nhất.
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung vitamin, khoáng chất để trẻ có thể phát triển toàn diện, tăng cường sức đề kháng cơ thể.
- Thăm khám định kì cho bé 3 – 6 tháng/lần để sớm kiểm soát các vấn đề răng miệng kịp thời.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về bệnh viêm nướu răng ở trẻ em. Đây là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ và có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp. Do đó, cha mẹ không nên chủ quan, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Phụ huynh nên theo dõi trẻ hằng ngày, nếu có bất cứ vấn đề bất thường nào về răng miệng của trẻ, bạn hãy báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa được biết để có biện pháp kiểm soát bệnh kịp thời.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!