PQA Nhuận Tràng có tốt không? Cách dùng, giá bán

Nước súc miệng cai thuốc lá Thanh Nghị: Thông tin, giá bán, cách dùng

Thuốc xịt mũi Otrivin: Công dụng và liều dùng (mẹ bầu + trẻ sơ sinh)

Thuốc đặt Utrogestan 200mg: Dưỡng thai, phòng ngừa sảy thai cho mẹ bầu

Nước xịt mũi Xisat cho trẻ: Công dụng, liều dùng và lưu ý

10 Kẹo ngậm trị ho tốt nhất hiện nay cho người lớn + trẻ nhỏ

Chlorhexidine là thuốc gì? Dạng bào chế, cách dùng & liều lượng

Thuốc Clorpheniramin 4mg: Công dụng, liều dùng và thận trọng

Thuốc chữa đau dạ dày chữ Y (Yumangel): Tác dụng & Giá bán

Herbal GlucoActive trị tiểu đường có tốt không? Giá bao nhiêu?

Vitamin C: Công dụng, liều dùng phù hợp và lưu ý

Vitamin C (ascorbic acid) là thành phần cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể. Thông thường, thành phần này được bổ sung qua các loại thực phẩm lành mạnh. Tuy nhiên trong trường hợp thiếu hụt nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định dùng vitamin C tổng hợp. Hiện nay, các chế phẩm chứa ascorbic acid còn được sử dụng như một liệu pháp hỗ trợ trong dự phòng và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. 

Vitamin C
Vitamin C được sử dụng để dự phòng và điều trị nhiều bệnh lý thường gặp

Vitamin C là gì?

Vitamin C (ascorbic acid) là một loại vitamin tan trong nước và vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên, cơ thể không thể tự sản xuất thành phần này mà chỉ có thể tổng hợp qua một số loại thực phẩm như cam, chanh, quýt, dâu tây, nho, bông cải xanh, khoai tây, cà chua,…

Chính vì vậy nếu không ăn uống điều độ, cơ thể rất dễ bị thiếu vitamin C. Thiếu hụt ascorbic acid có thể khiến vết thương chậm lành, sức đề kháng suy yếu, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, loãng xương, viêm khớp mãn tính và bệnh Scorbut (bệnh điển hình khi thiếu vitamin C với biểu hiện là xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, sưng khớp, răng lung lay, dễ rụng,…).

Ngược lại, thừa vitamin C có thể gây tích lũy ở thận dẫn đến tạo sỏi oxalate hoặc sỏi urat. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể gây ra một số triệu chứng bất lợi như rối loạn tiêu hóa, tiêu lỏng, giảm độ bền của hồng cầu. Vì vậy, việc bổ sung vitamin C hợp lý cho cơ thể là vấn đề hết sức cần thiết.

Vitamin C có công dụng gì?

Như đã đề cập, vitamin C là một trong những loại vitamin thiết yếu đối với sức khỏe của con người. Nhiều nghiên cứu được thực hiện cho thấy, ascorbic acid tham gia gần như toàn bộ các hoạt động sống và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể.

Một số tác dụng của vitamin C, bao gồm:

  • Tăng cường khả năng miễn dịch: Vitamin C có vai trò quan trọng đối với chức năng đề kháng của cơ thể bằng cách kích thích hoạt động của các tế bào miễn dịch, chống oxy hóa và bảo vệ tế bào khỏi các tổn thương gây bởi gốc tự do. Vì vậy người bị thiếu vitamin C rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, vết thương chậm lành và dễ bị lở loét.
  • Cải thiện sức khỏe da, sụn khớp: Vitamin C tham gia vào quá trình sản xuất collagen – một loại protein đặc biệt có khả năng liên kết các tế bào trong cơ thể. Collagen giúp da đàn hồi, giảm thiểu nếp nhăn, căng bóng và khỏe mạnh. Đồng thời duy trì độ dẻo dai, khả năng giảm ma sát và chịu lực của mô sụn.
  • Làm chậm quá trình lão hóa: Không chỉ tham gia vào các hoạt động sống của cơ thể, vitamin C còn có tác dụng chống oxy hóa và tiêu trừ các gốc tự do. Với cơ chế này, ascorbic acid có khả năng bảo vệ tế bào, giảm thiểu thương tổn gây ra bởi các gốc tự do và làm chậm quá trình lão hóa.
  • Duy trì thị lực: Theo thời gian, thị lực có xu hướng suy giảm do thoái hóa điểm vàng liên quan đến yếu tố tuổi tác. Tuy nhiên nếu bổ sung vitamin C, quá trình này có thể diễn ra chậm hơn và giúp người cao tuổi duy trì được thị lực trong thời gian dài. Ngoài ra, bổ sung vitamin C đều đặn còn hạn chế một số vấn đề về mắt khác như đục thủy tinh thể.
  • Tốt cho mẹ bầu và thai nhi: Phụ nữ mang thai được khuyến khích bổ sung vitamin C trong suốt thai kỳ để đảm bảo sức khỏe của mẹ bầu và giúp thai nhi phát triển toàn diện. Ngoài ra, vitamin C còn giúp mẹ bầu hạn chế mắc các bệnh viêm nhiễm, giảm mệt mỏi và tránh tình trạng thiếu máu. Đồng thời thúc đẩy thai nhi phát triển và giảm nguy cơ bong nhau thai.
  • Một số lợi ích khác: Vitamin C còn đem lại những lợi ích khác như tăng hấp thu sắt, cải thiện mái tóc, móng tay, hỗ trợ phòng ngừa các bệnh viêm mãn tính có liên quan đến gốc tự do, hỗ trợ phòng ngừa rối loạn chuyển hóa,…

Chỉ định – Chống chỉ định

Hiện nay, vitamin C được sử dụng trong trường hợp thiếu vitamin C (bệnh Scorbut) hoặc dùng cho những đối tượng cần bổ sung ascorbic acid như:

cách dùng vitamin c
Phụ nữ mang thai và người đang cho con bú có thể sử dụng vitamin C tổng hợp
  • Phụ nữ mang thai
  • Phụ nữ sau khi sinh
  • Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

Ngoài ra, vitamin C còn được dùng như một liệu pháp hỗ trợ trong điều trị các bệnh lý sau:

  • Viêm xương khớp
  • Cảm lạnh, cảm cúm và các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp
  • Các bệnh da liễu mãn tính hoặc nhiễm trùng
  • Người bị thiếu máu do sắt (vitamin C giúp tăng khả năng hấp thu sắt)
  • Người bị thoái hóa điểm vàng hoặc mắc các bệnh lý có liên quan đến yếu tố tuổi tác
  • Người bị suy giảm miễn dịch do nhiều nguyên nhân khác nhau
  • Thiếu máu tán huyết

Mặc dù đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng vitamin C chỉ có tác dụng hỗ trợ trong phòng ngừa và điều trị các bệnh lý. Vì vậy bên cạnh ascorbic acid, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các thuốc điều trị đặc hiệu. Trên thực tế, vitamin C được sử dụng rất rộng rãi. Thông tin trên chỉ đề cập đến các chỉ định phổ biến nhất. Nếu có ý định sử dụng ascorbic acid với mục đích khác, vui lòng liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Chống chỉ định vitamin C liều cao cho những đối tượng sau:

  • Bệnh Thalassema (do vitamin C làm tăng khả năng hấp thu sắt)
  • Người bị rối loạn chuyển hóa oxalate hoặc tăng oxalate niệu (sử dụng vitamin C có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận)
  • Người bị thiếu hụt men glucose-6-phosphat dehydrogenase (G6DP) (làm tăng nguy cơ thiếu máu tán huyết)
  • Người có tiền sử sỏi thận

Các dạng bào chế – hàm lượng vitamin C

Vitamin C được bào chế ở nhiều dạng khác nhau như viên uống, viên sủi bọt, siro và thuốc tiêm. Trong đó, dạng thuốc tiêm chỉ được sử dụng bởi nhân viên y tế. Nếu điều trị tại nhà, chỉ nên dùng thuốc ở dạng siro, viên sủi hoặc viên uống.

Các dạng bào chế và hàm lượng vitamin C phổ biến:

  • Viên nang uống: 500mg
  • Viên nén uống: 100mg, 250mg, 500mg, 1000mg, 1500mg
  • Viên nén nhai: 500mg, 1000mg, 1500mg
  • Siro: 100mg/ ml, 500mg/ ml

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chế phẩm bổ sung vitamin C. Do đó trước khi sử dụng, bạn nên đọc kỹ bảng thành phần để biết chính xác hàm lượng ascorbic acid và bổ sung đúng liều lượng.

Liều dùng vitamin C cho trẻ nhỏ và người lớn

Nhu cầu bổ sung vitamin C khác nhau ở từng độ tuổi cụ thể. Trung bình, trẻ dưới 6 tháng tuổi cần 25mg vitamin C/ ngày, trẻ từ 6 tháng tuổi – 6 tuổi cần 30mg/ ngày, trẻ từ 7 – 9 tuổi cần 35mg vitamin C/ ngày, trẻ từ 10 – 18 tuổi cần 65mg/ ngày. Trong khi đó, người trưởng thành cần 70mg/ ngày và phụ nữ mang thai, đang cho con bú cần bổ sung khoảng 80 – 90mg vitamin C/ ngày.

Vì vậy, liều lượng bổ sung vitamin C sẽ được cân chỉnh tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe và chế độ ăn uống. Tuy nhiên, cơ thể không tổng hợp hoàn toàn lượng vitamin C được dung nạp mà chỉ hấp thu khoảng 30 – 50%. Do đó hàm lượng vitamin C được bổ sung phải nhiều hơn 2 – 3 lần nhu cầu thực tế.

cách dùng vitamin c
Bổ sung vitamin C theo liều lượng được khuyến cáo và tuyệt đối không tự ý hiệu chỉnh liều

Liều dùng tham khảo:

  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Bổ sung 400mg/ ngày
  • Trẻ từ 4 – 8 tuổi: Sử dụng 650mg/ ngày
  • Trẻ từ 9 – 13 tuổi: Dùng 1200mg/ ngày
  • Trẻ từ 14 – 18 tuổi: Dùng 1800mg/ ngày
  • Người từ 19 tuổi trở lên: Có thể dùng 1800 – 2000mg/ ngày

Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được cân chỉnh liều lượng phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe.

Ngoài ra để đảm bảo hiệu quả và mức độ hấp thu vitamin C, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn và sử dụng đúng theo dạng bào chế. Sử dụng sai cách có thể làm giảm hàm lượng vitamin C hấp thu, dẫn đến giảm hiệu quả phòng ngừa và điều trị bệnh.

Một số lưu ý khi bổ sung vitamin C

Khác với vitamin C trong các loại thực phẩm tự nhiên, vitamin C tổng hợp có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách. Vì vậy trước khi bổ sung các chế phẩm chứa ascorbic acid, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

1. Thận trọng

Sử dụng vitamin C theo liều lượng được được chỉ định, tuyệt đối không dùng quá liều hoặc tự ý hiệu chỉnh liều lượng. Nghiên cứu cho thấy, dùng vitamin C quá liều ở phụ nữ mang thai có thể gây ra bệnh Scorbut ở trẻ sơ sinh và tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.

Vitamin C
Nên uống nhiều nước trong thời gian bổ sung vitamin C để hạn chế nguy cơ hình thành sỏi thận

Để hạn chế nguy cơ tích tụ sỏi oxalate, nên sử dụng vitamin C vào buổi sáng và buổi trưa. Đồng thời nên uống nhiều nước, hạn chế thức ăn chứa nhiều axit, bổ sung rau xanh và các loại nước khoáng có độ pH kiềm.

Nếu không thực sự cần thiết, nên bổ sung vitamin C qua chế độ ăn uống thay vì sử dụng các chế phẩm tổng hợp.

Tuyệt đối không tự ý dùng vitamin C đường tiêm tại nhà. Dạng bào chế này chủ yếu được dùng để điều trị nội khoa trong trường hợp cần thiết (nhiễm khuẩn huyết).

Phụ nữ mang thai và người đang cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung vitamin C. Mặc dù đem lại nhiều lợi ích đối thai phụ, sản phụ và thai nhi nhưng sử dụng vitamin C không đúng cách có thể làm tăng rủi ro và phát sinh các tác dụng không mong muốn.

Nếu đang sử dụng vitamin C liều cao, không nên ngưng dùng đột ngột vì có thể xuất hiện các triệu chứng bất lợi như cơ thể mệt mỏi, xuất hiện đốm xanh dương hoặc đốm đỏ xung quanh nang lông và chảy máu chân răng.

Vitamin C được hấp thu tốt khi bụng đói. Do đó, nên sử dụng trước khi ăn 30 phút hoặc dùng sau khi ăn khoảng 2 giờ đồng hồ.

2. Tác dụng phụ

Vitamin C ở liều điều trị hiếm khi gây ra tác dụng phụ – trừ một số đối tượng có nguy cơ cao.

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Tăng oxalate niệu

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Nhứa đầu, mệt mỏi, chóng mặt và ngất xỉu
  • Suy tim, bừng đỏ
  • Thiếu máu tan huyết
  • Tiêu chảy, ợ nóng, buồn nôn và nôn mửa
  • Đau cạnh sườn

Khi nhận thấy các tác dụng phụ trên, nên thông báo với bác sĩ để được tư vấn hướng khắc phục. Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc – đặc biệt là khi đang dùng vitamin C liều cao.

3. Tương tác thuốc

Vitamin C ở dạng tổng hợp có thể tương tác với một số loại thuốc sau:

Vitamin C
Tránh dùng đồng thời Vitamin C liều cao với Aspirin
  • Sắt: Vitamin C làm tăng khả năng hấp thu sắt qua ruột và dạ dày.
  • Aspirin: Sử dụng đồng thời làm tăng bài tiết vitamin C và giảm thanh thải Aspirin qua đường tiểu.
  • Vitamin B12: Sử dụng vitamin C liều cao có thể phá hủy vitamin B12. Để tránh tình trạng này, cần sử dụng vitamin C trước hoặc sau khi dùng vitamin B12 ít nhất 1 giờ đồng hồ.
  • Fluphenazin: Vitamin C làm giảm nồng độ thuốc Fluphenazin trong huyết tương.

Vitamin C làm thay đổi độ acid trong nước tiểu nên có thể ảnh hưởng đến hoạt động bài tiết của các loại thuốc khác. Ngoài khả năng tương tác với các loại thuốc, sự có mặt của vitamin C trong nước tiểu còn gây ảnh hưởng đến kết quả của một số xét nghiệm. Do đó, nên thông báo với nhân viên y tế về việc sử dụng vitamin C để tránh tình trạng xét nghiệm cho kết quả âm tính hoặc dương tính giả.

4. Quá liều

Sử dụng vitamin C quá liều có thể gây tiêu chảy, đau dạ dày, buồn nôn và hình thành sỏi thận. Khi nhận thấy các triệu chứng bất thường hoặc đã phát hiện sử dụng thuốc quá liều, vui lòng liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý.

Vitamin C là một trong những thành phần thiết yếu đối với cơ thể. Tuy nhiên nếu không thực sự cần thiết, bạn chỉ nên bổ sung vitamin C qua các loại thực phẩm lành mạnh. Trong trường hợp có chỉ định dùng chế phẩm chứa ascorbic acid, cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ.

Cùng chuyên mục

Viên uống đông trùng hạ thảo Tohchukasou Royal Gold Nhật Bản được chiết xuất từ đông trùng hạ thảo và linh chi đỏ quý hiếm

Top 10 viên uống đông trùng hạ thảo tốt nhất hiện nay

Đông trùng hạ thảo là thảo dược quý hiếm có tác dụng đặc biệt tốt với sức khỏe, giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm cholesterol trong máu, tốt cho...

Kẹo nhai cai thuốc lá Nhật Bản Smokeless

Top 10+ sản phẩm hỗ trợ cai thuốc lá an toàn hiệu quả hiện nay

Hút thuốc lá không chỉ tốn kém, gây hại đến sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh. Cai thuốc lá có lẽ là...

Review 10 loại thuốc bổ mắt tốt và an toàn nhất

Các loại thuốc bổ mắt được nghiên cứu dành cho người có thị lực kém, thường xuyên phải tiếp xúc với các thiết bị điện tử, người cao tuổi và...

Nước hồng sâm Pocheon Hàn Quốc

Nước hồng sâm Pocheon Hàn Quốc: Công dụng và cách dùng

Được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại, nước hồng sâm Pocheon Hàn Quốc có thể lưu giữ nguyên vẹn tinh chất hồng sâm 6 năm tuổi quý...

Tinh dầu hoa anh thảo Blackmores Evening Primrose oil có tốt không?

Tinh dầu hoa anh thảo Blackmores Evening Primrose oil là viên uống bổ sung Omega 6 tự nhiên dưới dạng acid gamma-linoleic. Sản phẩm thích hợp với nữ giới bị...

Phenergan cream là thuốc gì? Cách sử dụng và lưu ý khi dùng

Phenergan cream là thuốc bôi ngoài da có tác dụng trị ngứa do côn trùng cắn, kích ứng da do tia X, bỏng bề mặt và sẩn ngứa. Do mức...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn