Xẹp đĩa đệm là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị
Nội Dung Bài Viết
Xẹp đĩa đệm là bệnh lý về xương khớp có nguyên nhân bắt nguồn từ yếu tố tuổi tác, công việc, cân nặng,…. Thời gian đầu, sẽ không có biểu hiện quá rõ ràng, nhưng càng về sau càng xuất hiện những dấu hiện nhận biết điển hình. Và khi đó, người bệnh buộc phải đến bệnh viện thăm khám để có cách điều trị phù hợp.
Xẹp đĩa đệm là gì? Nguy hiểm không?
Xẹp đĩa đệm là một bệnh lý về xương khớp tương đối phổ biến. Bệnh khởi phát khi đĩa đệm giảm độ đàn hồi và mềm dẻo do mất nước trong suốt khoảng thời gian dài. Gây ảnh hưởng khá nhiều đến việc cột sống vận động, cũng như tác động không nhỏ đến các hoạt động hằng ngày và tác động không tốt đến sức khỏe.
Xẹp đĩa đệm được chia làm 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn thứ nhất: Đĩa đệm sẽ bắt đầu bị lỏng lẻo. Những đốt xương dần sát vào nhau giống như bị dồn lực, nhưng không bị thoái hóa. Nếu phát hiện sớm, người bệnh chỉ cần điều trị đơn giản để phục hồi lại tình trạng bình thường.
- Giai đoạn thứ hai: Đĩa đệm co rút và đốt xương dịch chuyển liền nhau. Nếu không phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách sẽ có thể hình thành nên bệnh lý gai cột sống hoặc những bệnh lý liên quan khác.
- Giai đoạn thứ ba: Đốt xương gần như dính liền thành 1 khối, khiến cơ thể đau nhức tại nhiều vùng khác nhau và không còn điều trị được dứt điểm. Tuy nhiên, không đồng nghĩa với việc không điều trị, mà phải lập tức đến ngay bệnh viện uy tín thăm khám để được đưa ra phác đồ điều trị phù hợp – giúp tình trạng bệnh cải thiện tốt hơn.
Xẹp đĩa đệm nếu để xảy ra trong thời gian dài và không lựa chọn cách điều trị đúng với cơ địa, giai đoạn bệnh,… sẽ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho hệ xương khớp nói riêng và sức khỏe người bệnh nói chung. Cụ thể như sau:
- Khả năng cử động của những khớp cột sống sẽ bị hạn chế hoặc không còn linh hoạt. Khiến những sinh hoạt, hoạt động trong công việc và cuộc sống gặp nhiều khó khăn.
- Cấu trúc của cột sống, đĩa đệm,… có thể bị phá hủy hoàn toàn. Đồng thời, quá trình ma sát giữa đĩa đệm và đầu sụn khớp sẽ bị gia tăng khó kiểm soát.
- Khớp bị biến dạng, làm tăng nguy cơ tàn phế hoặc bại liệt hoàn toàn.
- Dây thần kinh bị “chết” đi do bị chèn ép trong thời gian dài nên không nuôi dưỡng được các cơ đầy đủ – gây ra tình trạng teo cơ.
- Tăng nguy cơ chuyển hóa thành bệnh lý thoái hóa cột sống hoặc là triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm. Trong một số trường hợp, sẽ mắc những bệnh lý nguy hiểm khác về xương khớp.
Xẹp đĩa đệm – nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân gây xẹp đĩa đệm rất đa dạng. Trong đó, có thể kể đến yếu tố công việc, tuổi tác, cân nặng, cột sống tổn thương và mắc những bệnh lý về xương khớp.
- Công việc: Công việc cần khiêng vác các vật nặng hay phải lao động vất vả và cực nhọc trong thời gian dài đã gia tăng áp lực lên những đốt sống. Hoặc ngồi làm việc lâu trong một tư thế đã khiến những đốt sống phải chịu nhiều lực ép. Lâu dần, đĩa đệm bắt đầu bị đè nén lại và gây ra xẹp đĩa đệm. Nếu không cải thiện kịp thời, có thể làm xuất hiện thêm những bệnh lý khác như thoái hoá khớp gối, thoát vị đĩa đệm, thoái hoá cột sống,….
- Tuổi tác: Theo một số nghiên cứu, người có tuổi tác càng cao, các cơ quan trong cơ thể càng có xu hướng lão hoá và dễ hình thành dần nên các tổn thương. Trong đó, bao gồm đĩa đệm sẽ bị mất nước và lượng nhân keo bên trong đĩa đệm sẽ bị giảm đi đáng kể. Mặt khác, đĩa đệm sau nhiều năm vận động đã phải chịu đựng không nhỏ từ những đốt sống nên có xu hướng xẹp dần.
- Cân nặng: Những tài liệu uy tín đã chỉ ra rằng, cân nặng là một trong các yếu tố tác động trực tiếp lên hệ thống xương khớp của mỗi người. Vì vậy, việc tăng cân quá mức (béo phì) sẽ có thể tạo áp lực lớn cho những đốt sống – 1 kg tương ứng 1 áp lực. Người có cân nặng đang vượt mức bình thường sẽ có nguy cơ cao gặp những bệnh lý về xương khớp như xẹp đĩa đệm. Thời gian dài không cải thiện dần cân nặng còn có thể khởi phát thêm thoái hoá khớp gối và ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ bản thân.
- Cột sống tổn thương: Cột sống tổn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc gặp chấn thương trong quá trình tập luyện và chơi thể thao cũng có thể gây ra những bệnh lý liên quan đến xương khớp. Chẳng hạn như xẹp đĩa đệm. Nên đòi hỏi người bệnh khi gặp tổn thương phải nhanh chóng đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế thăm khám và điều trị để tránh những biến chứng về sau.
- Mắc những bệnh lý về xương khớp: Cụ thể, người mắc bệnh thoái hoá cột sống, loãng xương,… sẽ dễ bị xẹp đĩa đệm hơn người bình thường. Lí giải về điều này, các chuyên gia cho rằng khi bước sang tuổi 30, xương dưới sụn sẽ bị suy yếu dần và lớp sụn khớp cũng bị bào mòn, không còn nguyên vẹn. Thêm vào đó, lượng hormone cần để phục vụ quá trình tạo xương bắt đầu xuất hiện các biểu hiện rối loạn (nhất là ở phụ nữ).
Xẹp đĩa đệm – dấu hiệu nhận biết
Trong giai đoạn mới khởi phát, người bị xẹp đĩa đệm sẽ không có nhiều dấu hiệu để nhận biết. Thông thường, chỉ xuất hiện cơn đau âm ỉ ở mức độ nhẹ (không đau nhói hoặc dữ dội) ở cột sống. Sau khi chuyển sang giai đoạn nặng hơn, mức độ cơn đau sẽ nặng hơn và đi kèm theo nhiều dấu hiệu nhận biết điển hình như:
- Vùng thắt lưng, cổ,… xảy ra những cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ, khiến mọi cử động đều trở nên khó khăn và không thoải mái.
- Khi di chuyển hoặc thay đổi tư thế một cách mạnh hay đột ngột (cuối gập người, ngồi xuống, đứng lên,…), cơn đau sẽ bắt đầu tăng dần và khi nằm hoặc ngồi nghỉ ngơi, cơn đau dịu trở lại. Đồng thời, cơn đau xảy ra nhiều nhất vào sáng sớm hoặc đêm muộn.
- Cơn đau có thể lan sang những vùng khác trên cơ thể. Chẳng hạn như bắp đùi, hông hoặc mông nếu bị xẹp đĩa đệm thắt lưng, cột sống lưng và vai tay nếu bị xẹp đĩa đệm cột sống cổ.
Chuẩn đoán xẹp đĩa đệm
Xẹp đĩa đệm sẽ được chuẩn đoán bằng nhiều phương pháp khác nhau. Ví dụ như các bác sĩ chuyên khoa có thể trao đổi cùng người bệnh về mức độ và vị trí cơn đau hoặc những triệu chứng liên quan khác (ngứa, tê ran tay chân,…).
Bên cạnh đó, cũng sẽ đánh giá thông qua cơn đau, sức mạnh cơ bắp và chức năng thần kinh. Trong một số trường hợp, có thể kết hợp thêm kết quả xét nghiệm (chụp đĩa đệm, kiểm tra hình ảnh,…) để đưa ra kết luận chính xác nhất.
- Cơn đau: Bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu người bệnh di chuyển bằng nhiều cách khác nhau. Mục đích là đánh giá được cơn đau đang ở mức độ nhẹ, trung bình hay nghiêm trọng. Đồng thời, nếu vùng lưng dưới bị áp lực đè lên gây đau đớn thì còn có thể là dấu hiệu xẹp đĩa đệm.
- Sức mạnh cơ bắp: Bác sĩ chuyên khoa tiến hành kiểm tra tình trạng suy mòn, teo cơ hoặc những cử động không bình thường tại các cơ.
- Chức năng thần kinh: Bác sĩ chuyên khoa thực hiện động tác gõ vào những khu vực riêng biệt của bệnh nhân bằng búa phản xạ. Mục đích là quan sát các phản ứng. Nếu không có phản ứng hoặc phản ứng kém, có thể là dấu hiệu xẹp đĩa đệm. Ngoài ra, cũng có thể dùng những kích thích lạnh và nóng để kiểm tra các phản ứng của dây thần kinh đối với quá trình thay đổi nhiệt độ.
- Chụp đĩa đệm: Bác sĩ chuyên khoa bắt đầu tiêm vào nhân nhầy đĩa đệm của người bệnh 1 loại thuốc cản quang để có thể xác định được cơn đau. Mặt khác, thuốc sẽ có thể hiển thị được trên phim chụp X – quang hoặc CT.
- Kiểm tra hình ảnh: Bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa trên hình ảnh chụp CT hoặc MRI để kiểm tra những thông tin cần thiết về trạng thái những dây thần kinh vùng đĩa đệm, cột sống và khoảng cách giữa những đĩa đệm.
Cách điều trị xẹp đĩa đệm hiệu quả
Hiện nay, có khoảng 4 cách cơ bản để điều trị xẹp đĩa đệm: thuốc tây, thuốc nam/đông y, vật lý trị liệu và phẫu thuật. Tùy theo giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe, độ tuổi, cơ địa,… mà người bệnh sẽ lựa chọn hoặc được bác sĩ chỉ định cách phù hợp nhất để bệnh tình cải thiện hiệu quả và cuộc sống sớm ổn định trở lại.
1. Điều trị xẹp đĩa đệm bằng thuốc tây
Người bệnh sau khi thăm khám sẽ có thể được bác sĩ kê một số loại thuốc điều trị để giảm dần các triệu chứng và đẩy nhanh tốc độ phục hồi sức khỏe. Sau đó, khi trở về nhà, cần tuân thủ đúng hướng dẫn về cách dùng, liều lượng,…. Tuyệt đối không nôn nóng dùng quá liều hoặc sai sách để không gặp những tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Cụ thể, bác sĩ sẽ có thể kê thuốc điều trị thuộc những nhóm sau:
- Nhóm thuốc giãn cơ.
- Nhóm thuốc giảm đau cơ bản.
- Nhóm thuốc có tác dụng hỗ trợ xương khớp.
- Nhóm thuốc kháng viêm nhưng không chứa steroid: motrin, aspirin,….
- Nhóm thuốc hoạt huyết và có tác dụng tăng tuần hoàn, lưu thông máu.
Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa cũng có thể yêu cầu một số người bệnh dùng thêm nẹp lưng để nâng đỡ tốt cơ thể và giúp hạn chế tối đa chấn thương bên trong, cũng như giảm đau hiệu quả.
2. Điều trị xẹp đĩa đệm bằng thuốc nam, thuốc đông y
Bài thuốc 1: Điều trị xẹp đĩa đệm cột sống lưng bằng cây trinh nữ
- Chuẩn bị: 20 – 30 gram rễ cây trinh nữ, một chút rượu trắng và 3 chén nước lọc.
- Cách thực hiện: Rửa sạch rễ cây trinh nữ để đảm bảo không còn đất cát và bụi bẩn. Dùng dao cắt mỏng, tẩm rượu và đem đi sao vàng. Sau đó cho vào ấm nấu cùng nước lọc, đến khi hỗn hợp sắc lại thì lọc lấy nước uống.
- Cách dùng: Chia thành hai phần bằng nhau và uống hết vào hai lần trong ngày (không để qua đêm) để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Bài thuốc 2: Điều trị xẹp đĩa đệm cột sống lưng bằng chanh khô, vỏ bưởi khô, ngải cứu khô, rượu trắng và đường phèn
- Chuẩn bị: Vỏ 1 trái bưởi khô, 1kg chanh khô, 200 gram ngải cứu khô, 2 lít rượu trắng và 200 gram đường phèn.
- Cách thực hiện: Cho tất cả dược liệu vào một bình thủy tinh trong suốt ngâm trong khoảng 30 – 60 ngày.
- Cách dùng: Mỗi ngày uống hai lần và mỗi lần một ly nhỏ (loại ly thường được dùng để uống rượu gạo). Sau một thời gian ngắn, các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt và sức khỏe dần hồi phục ổn định.
3. Điều trị xẹp đĩa đệm bằng vật lý trị liệu
Điều trị bằng vật lý trị liệu thường được áp dụng đối với những trường hợp bệnh & giai đoạn bệnh khác nhau. Nhưng tốt nhất là khi tình trạng xẹp đĩa đệm của người bệnh chưa chuyển biến nặng và còn khả năng phục hồi.
Riêng người bệnh nặng, vật lý trị liệu sẽ có tác dụng hỗ trợ cho những biện pháp giảm đau (bằng thuốc) để giảm đau hiệu quả hơn hoặc hỗ trợ cho những biện pháp phẫu thuật với tác dụng là đẩy nhanh quá trình phục hồi sau phẫu thuật.
Điều trị bằng vật lý trị liệu sẽ có thể được bác sĩ chuyên khoa chỉ định làm theo từng đợt riêng biệt. Sau khi kết thúc từng đợt, sẽ đánh giá lại sức khỏe của người bệnh để từ đó, có phương hướng điều trị trong đợt kế tiếp đến khi kết thúc.
Điều trị bằng vật lý trị liệu sẽ bao gồm nhiều phương pháp. Ví dụ như kéo giãn cột sống giúp đĩa đệm có thêm không gian. Dùng sóng siêu âm để thúc đẩy dinh dưỡng và tuần hoàn, giúp giảm đau và giảm viêm. Trị liệu sóng ngắn để tăng dinh dưỡng đến những vị trí đang bị tổn thương. Kích thích điện để ức chế các tín hiệu đau truyền thông tin lên não (sử dụng trong trường hợp bị đau cấp tính).
4. Điều trị xẹp đĩa đệm bằng cách phẫu thuật
Điều trị bằng cách phẫu thuật sẽ được áp dụng khi tình trạng xẹp đĩa đệm tiến triển nặng, việc điều trị bằng vật lý trị liệu, thuốc và những phương pháp khác không còn mang lại hiệu quả. Mục đích là giúp tình trạng sức khỏe cải thiện tốt hơn.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, điều trị bằng cách phẫu thuật có thể khiến người bệnh gặp một số biến chứng nhất định nên chỉ xem như lựa chọn cuối cùng. Đồng thời, trước khi đưa ra quyết định, người bệnh cũng sẽ được bác sĩ chuyên khoa tư vấn & trao đổi, đánh giá về các nguy cơ có tỉ lệ cao xảy ra.
Điều trị bằng cách phẫu thuật sẽ có hai phương pháp chính là tạo vùng gù và tạo hình cột sống. Hai phương pháp này được chỉ định thực hiện khi người bệnh bị xẹp đĩa đệm cột sống thắt lưng có nguyên nhân là loãng xương với thời gian trên 2 tuần hoặc cột sống đang bị biến dạng nghiêm trọng, đa u tủy xương, ung thư ác tính, u máu, hoại tử đốt sống,….
- Tạo vùng gù: Bác sĩ chuyên khoa tiến hành rạch tại vị trí xẹp đĩa đệm hai vết nhỏ để đặt đầu dò. Sau đó, khoan xương & chèn đệm xương (hình dạng tương tự bong bóng). Đồng thời, tiêm chất cản quan theo đúng mức độ và khoảng trống được bong bóng tạo ra sẽ được dùng xi măng sinh học lắp lại. Mục đích là giúp chiều dài cột sống được phục hồi.
- Tạo hình cột sống: Bác sĩ chuyên khoa tiến hành tiêm vào đốt sống người bệnh xi măng sinh học với toàn bộ quá trình mất 60 – 120 phút (tùy thuộc vào số đĩa đệm bị hư hại). Sau đó, khoảng một thời gian ngắn, lớp xi măng sinh học bắt đầu cứng dần lại và giúp những đốt sống được ổn định, cũng như giúp người bệnh giảm các đơn đau rõ rệt.
Mặt khác, cần chú ý, hai phương pháp tạo vùng gù và tạo hình cột sống không áp dụng cho người bệnh đã bị xẹp đĩa đệm lớn hơn 80% chiều dài cột sống hoặc rối loạn đông máu, ống sống hẹp, viêm tủy xương, viêm xương,…. Bên cạnh đó, còn chống chỉ định đối với người bệnh bị xẹp đĩa đệm cột sống lưng có thời gian trên 1 năm.
Biện pháp phòng ngừa xẹp đĩa đệm
Xẹp đĩa đệm có thể được phòng ngừa bằng nhiều biện pháp như xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, thay đổi lối sống lành mạnh,…. Cụ thể là:
- Uống nhiều nước và bổ sung thêm vào chế độ ăn hằng ngày những loại thực phẩm giàu vitamin, canxi,…..
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao và vận động cơ thể để hỗ trợ cơ bắp của cơ thể và cơ vùng cột sống tăng được sự dẻo dai.
- Tuyệt đối tránh xa những yếu tố làm tăng nguy cơ xẹp đĩa đệm như không uống bia rượu, không uống cà phê, không hút thuốc lá,….
- Duy trì cân nặng ở mức độ ổn định. Tránh để cơ thể rơi vào tình trạng thừa cân kéo phì khiến bệnh có khả năng khởi phát.
- Hạn chế khiêng vác vật nặng quá sức hoặc thay đổi những cử động của cơ thể một cách mạnh hoặc đột ngột khi đang trong tư thế người gập.
- Thường xuyên đứng dậy hoặc vận động khi yêu cầu công việc phải ngồi tại một vị trí trong thời gian dài.
Trên đây là toàn bộ giải đáp về “Xẹp đĩa đệm là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị”. Hi vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng, mọi biểu hiện bất thường trên cơ thể đều có thể là dấu hiện nhận biết của một bệnh lý cụ thể nên cần chú ý quan sát và đến thăm khám bác sĩ trong trường hợp cần thiết để bảo vệ tốt sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!