Bệnh viêm khớp dạng thấp có mấy giai đoạn?

Chữa viêm khớp dạng thấp theo Đông y và bài thuốc hay nên biết

Viêm khớp gối nên ăn gì và kiêng ăn gì để cải thiện bệnh

Chữa viêm khớp dạng thấp bằng nọc ong có hiệu quả không?

Viêm đa khớp dạng thấp là gì? Có nguy hiểm không?

Bị viêm khớp dạng thấp nên ăn và kiêng ăn gì mau khỏi?

Viêm khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa viêm khớp dạng thấp

Chữa viêm khớp dạng thấp bằng lá lốt: Bài thuốc hay nên áp dụng

Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không?

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa đau khớp gối bạn nên thử

Xoa bóp bấm huyệt chữa đau khớp gối là phương pháp có nguồn gốc từ Đông y. Phương pháp này sử dụng ngón tay, gốc bàn tay,… để tạo ra tác động vật lý lên khớp gối nhằm thúc đẩy tuần hoàn máu, thư giãn cơ, chống co thắt, tăng chuyển hóa dinh dưỡng và giảm đau nhức, tê bì, cứng khớp.

xoa bóp bấm huyệt chữa đau khớp gối
Xoa bóp bấm huyệt sử dụng bàn tay để tạo ra tác động vật lý nhằm giảm đau nhức đầu gối

Có nên xoa bóp bấm huyệt chữa đau khớp gối?

Đau nhức khớp gối là tình trạng thường gặp ở người trung niên và cao tuổi do ảnh hưởng của tuổi tác, lao động nặng nhọc, cơ thể thiếu dưỡng chất,… Ban đầu, bệnh chỉ gây đau nhức nhẹ, âm ỉ và tê bì. Tuy nhiên nếu không can thiệp điều trị, khớp gối có thể bị tổn thương nặng, biến dạng và suy giảm khả năng vận động.

Hiện nay, nhiều bệnh nhân lựa chọn điều trị đau khớp gối bằng Đông y thay vì sử dụng thuốc Tây. Theo quan niệm Đông y, đau nhức khớp gối xảy ra do tạng can hư suy, khí huyết và thận tổn thương lâu ngày (giảm khả năng chuyển hóa) khiến ổ khớp suy yếu, vận động kém và đau nhức. Ngoài ra, bệnh cũng có thể xảy ra do phong hàn, thấp tà xâm nhập khiến khí huyết bất thông, gây tắc nghẽn và làm phát sinh triệu chứng đau nhức, tê bì ổ khớp.

cách bấm huyệt chữa đau khớp gối
Xoa bóp bấm huyệt chữa đau khớp gối có thể áp dụng cho nhiều trường hợp

Để giảm đau nhức và giải phóng ứ trệ ở khớp gối, Đông y kết hợp giữa bài thuốc uống, chườm đắp và xoa bóp bấm huyệt. Xoa bóp bấm huyệt là kỹ thuật tận dụng tác động vật lý từ bàn tay, ngón tay để thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng khả năng chuyển hóa dinh dưỡng tại ổ khớp, giảm đau nhức và cải thiện phạm vi chuyển động.

Kỹ thuật này có thể áp dụng cho nhiều trường hợp bị đau khớp gối – trừ thể thấp nhiệt (do nhiễm trùng). Hơn nữa, xoa bóp bấm huyệt có thể áp dụng trong thời gian dài mà không gây tổn thương gan, thận hay các cơ quan nội tạng. Vì vậy bên cạnh sử dụng thuốc giảm đau, bệnh nhân hoàn toàn có thể áp dụng biện pháp này để kiểm soát triệu chứng của bệnh viêm đau khớp gối.

Cách xoa bóp bấm huyệt giảm đau nhức khớp gối tại nhà

Xoa bóp bấm huyệt là phương pháp giảm đau khá hiệu quả và dễ thực hiện. Do đó nếu cơn đau không quá nghiêm trọng, bệnh nhân có thể tự thực hiện tại nhà để kiểm soát tình trạng đau nhức, tê bì, cứng khớp và tăng cường khả năng vận động.

1. Xoa bóp giảm đau nhức đầu gối

Trước khi tác động trực tiếp lên huyệt vị, bệnh nhân cần thực hiện xoa bóp để kích thích nhẹ lên da và các tổ chức dưới da. Ngoài ra, các kỹ thuật xoa bóp còn giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm đau và cải thiện hiện tượng phù nề nhẹ.

cách bấm huyệt chữa đau khớp gối
Kỹ thuật vận động khớp giúp phục hồi chức năng khớp gối, giảm đau nhức và tăng tuần hoàn máu

Các kỹ thuật xoa bóp giúp giảm đau nhức đầu gối:

  • Xoa: Sử dụng gốc gan bàn tay xoa tròn theo hình xoắn ốc lên khớp gối. Thực hiện nhẹ nhàng và chậm rãi để kích thích nhẹ lên da và các tổ chức dưới da. Kỹ thuật này có tác dụng giảm sưng đau, phù nề và làm giãn mạch máu tại ổ khớp.
  • Day: Sử dụng gốc bàn tay ấn xuống đầu gối và di chuyển theo hình tròn (dùng lực mạnh hơn so với kỹ thuật xoa). Khi day, nên thực hiện với tốc độ chậm và điều chỉnh lực tùy theo tình trạng cơn đau. Tương tự như kỹ thuật xoa, day có tác dụng kích thích tuần hoàn máu và giảm sưng đau tại chỗ.
  • Miết: Miết là kỹ thuật thường được dùng cho vùng đầu, các chi và bụng. Để thực hiện, dùng đầu ngón tay cái miết chặt vào da theo hướng thẳng nhằm kéo căng vùng da của khớp gối.
  • Nắn bóp: Sử dụng bàn tay bóp vào vùng gân cơ của ổ khớp, vừa bóp vừa kéo lên, thực hiện liên tục trong khoảng vài phút. Khi thực hiện, nên dùng lực của ngón giữa để bóp nhằm hạn chế bầm tím và đau nhức. Kỹ thuật này giúp kích thích cơ – thần kinh, chống co cứng cơ, giảm đau và tăng dinh dưỡng của tổ chức cơ vùng khớp gối.
  • Vận động khớp gối: Ngồi thẳng, bắp chân vuông góc với đùi. Sau đó, dùng 2 tay ôm lấy khớp và co duỗi nhẹ nhàng trong khoảng 20 lần. Thực hiện tương tự với bên còn lại. Vận động khớp nhẹ nhàng giúp giảm viêm, thúc đẩy tuần hoàn máu và phục hồi chức năng ổ khớp.

2. Bấm huyệt chữa đau khớp gối

Nếu cơn đau có mức độ nhẹ, xoa bóp có thể cải thiện cơn đau và các triệu chứng đi kèm rõ rệt. Tuy nhiên để kiểm soát cơn đau triệt để, bệnh nhân nên thực hiện day bấm các huyệt vị sau:

cách bấm huyệt chữa đau khớp gối
Tác động lên huyệt Huyết hải, Âm lăng tuyền, Thừa sơn, Túc tam lý,… giúp kiểm soát đau khớp gối

– Huyệt Âm lăng tuyền:

Âm lăng tuyền là huyệt vị nằm ở chỗ lõm của mặt trong đầu gối, được tạo thành từ nơi cao nhất của cơ cẳng chân trước xương chày và bờ sau trong của đầu trên xương chày. Huyệt có tác dụng điều hòa bàng quang, hóa thấp trệ và chỉ thống. Sử dụng hai ngón tay cái, day đồng thời 2 huyệt Âm lăng tuyền ở hai bên chân. Thực hiện day bấm trong 1 – 2 phút để giảm đau nhức do viêm khớp gối.

– Huyệt Huyết hải:

Huyệt Huyết hải nằm ở góc trong của xương bánh chè, huyệt nằm giữa khe lõm được tạo bởi cơ rộng trong và cơ may. Khi ấn vào có cảm giác ê ẩm chính là vị trí của huyệt. Huyệt vị này có tác dụng giảm đau (tác dụng tại chỗ). Nếu châm cứu, huyệt có thể giảm dị ứng, mẩn ngứa, rong kinh và kinh nguyệt không đều.

Ấn đầu ngón tay cái lên huyệt vị, 4 ngón tay còn lại bám chặt vào đầu gối và day ấn từ 1 – 2 phút. Nên dùng lực nhẹ và tăng dần lực cho đến khi có cảm giác ê tức thì dừng lại.

– Huyệt Thừa sơn:

Huyệt Thừa sơn nằm ở mặt sau của cẳng chân. Để xác định huyệt, cần nối huyệt Ủy trung và gót chân, huyệt nằm dưới huyệt Ủy trung 8 thốn ngay vị trí lõm được tạo bởi khe sinh đôi trong và ngoài. Tác dụng chính của huyệt là điều khí, lương huyết và thư cân lạc.

Tiến hành bấm huyệt trong 1 – 2 phút như các huyệt vị ở trên. Ngoài tác dụng giảm đau khớp gối, bấm huyệt Thừa sơn còn giúp giảm đau gót chân, liệt chi dưới, đau dây thần kinh tọa và tê cứng khớp.

– Huyệt Túc tam lý:

Huyệt Túc tam lý nằm ở mặt ngoài của chân, ngay dưới mắt gối ngoài 3 thốn. Tác dụng của huyệt vị này là khu phong hóa thấp, phù chính bồi nguyên, thông kinh lạc, điều hòa khí huyết và bổ hư nhược. Dùng ngón tay cái bấm trực tiếp vào huyệt trong 1 – 2 phút có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm đau khớp gối.

Để kiểm soát cơn đau, nên thực hiện xoa bóp bấm huyệt đều đặn 2 lần/ ngày trong khoảng 10 ngày. Bên cạnh đó, có thể kết hợp với chườm muối nóng hoặc chườm ngải cứu 1 lần/ ngày vào buổi tối để tăng tuần hoàn máu, cải thiện chuyển hóa dinh dưỡng tại ổ khớp và kiểm soát cơn đau hoàn toàn.

Lưu ý khi xoa bóp bấm huyệt trị đau khớp gối

Xoa bóp bấm huyệt chữa đau khớp gối là biện pháp giảm đau an toàn, có thể thực hiện tại nhà và phù hợp với nhiều đối tượng. Kết hợp phương pháp này cùng với sử dụng thuốc có thể tăng hiệu quả giảm đau, cải thiện chức năng vận động và rút ngắn thời gian hồi phục.

cách bấm huyệt chữa đau khớp gối
Bên cạnh cách bấm huyệt chữa đau khớp gối, nên vận động nhẹ nhàng và nghỉ ngơi điều độ

Tuy nhiên trước khi thực hiện xoa bóp bấm huyệt, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không xoa bóp bấm huyệt trong trường hợp đau khớp gối do nhiễm trùng (viêm khớp nhiễm khuẩn), vùng da ở khớp gối bị xây xước và có vết thương hở.
  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và người bị các bệnh nội khoa nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi xoa bóp bấm huyệt. Bởi một số huyệt vị có thể thúc đẩy co bóp tử cung mạnh và ảnh hưởng xấu đến tiến triển của các bệnh nội khoa.
  • Trước khi xoa bóp bấm huyệt, cần cắt ngắn móng tay và rửa sạch với xà phòng để hạn chế chảy máu và bầm tím.
  • Xoa bóp bấm huyệt có khả năng giảm đau, thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện phù nề và phục hồi chức năng vận động của ổ khớp. Tuy nhiên, phương pháp này có tác dụng chậm và cho hiệu quả hạn chế hơn so với sử dụng thuốc tây. Vì vậy, nên thực hiện xoa bóp bấm huyệt đều đặn 2 lần/ ngày và có thể dùng thuốc trong trường hợp cần thiết.
  • Để kiểm soát cơn đau và các triệu chứng đi kèm, cần kết hợp xoa bóp bấm huyệt với chườm nóng, chườm lạnh và vận động nhẹ nhàng. Trong trường hợp đau nhiều, có thể đến phòng khám Đông y để được châm cứu và cấy chỉ.
  • Bên cạnh các biện pháp điều trị, bệnh nhân nên dành thời gian nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể (nếu đau nhức do thời tiết chuyển lạnh), hạn chế lao động nặng và chơi thể thao cường độ mạnh.

Xoa bóp bấm huyệt là phương pháp giảm đau khớp gối an toàn và có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ và hầu như không đem lại hiệu quả đối với cơn đau nặng. Do đó trong trường hợp cần thiết, nên tiến hành thăm khám và điều trị y tế theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cùng chuyên mục

Jointlab

Review Viên Uống Bổ Khớp Jointlab Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu

Viên uống bổ khớp Jointlab là thực phẩm chức năng rất phù hợp với những người gặp các vấn đề về cơ xương khớp. Sản phẩm này có thể thúc...

Sau mổ thoát vị đĩa đệm

Sau mổ thoát vị đĩa đệm – Cách phục hồi và lưu ý

Điều trị phục hồi sau mổ thoát vị đĩa đệm là một việc làm quan trọng và cần thiết. Quá trình này giúp bệnh nhân nhanh chóng lấy lại trạng...

Hướng dẫn tập gym cho người thoát vị đĩa đệm đúng cách

Tập gym cho người thoát vị đĩa đệm đúng cách có thể giúp ổn định cột sống, hạn chế cơn đau, nâng cao sức cơ, tăng cường sức khỏe, giảm...

Những điều cần biết khi bị đau khớp gối khi tập gym

Bị đau khớp gối khi tập gym, squat và cách xử lý

Cũng giống như bất kỳ môn thể thao nào khác, việc chấn thương trong khi tập là việc rất dễ xảy ra và tình trạng đau khớp gối khi tập...

Viêm khớp cùng chậu có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?

Trong những năm gần đây, số lượng người bị viêm khớp cùng chậu có xu hướng tăng lên đáng kể. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, bạn đọc...

Viêm khớp thái dương hàm

Viêm khớp thái dương hàm: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm khớp thái dương hàm là một vấn đề sức khỏe phổ biến, khiến bệnh nhân khó mở miệng, đau nhức hàm, ảnh hưởng lớn đến khả năng ăn uống....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn