Xoang mũi – Cấu tạo, chức năng và vấn đề thường gặp
Nội Dung Bài Viết
Xoang mũi là một trong những cơ quan rất dễ bị tổn thương do sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Vì vậy, nắm rõ các thông tin về cấu tạo, chức năng cũng như các vấn đề thường gặp sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc điều trị và phòng ngừa.
Cấu tạo và chức năng của xoang mũi
Xoang mũi là một thuật ngữ dùng để chỉ các hốc rỗng ở trong các xương đầu mặt. Lớp niêm mạc của những hốc rỗng này được bao phủ bởi một lớp biểu mô có lông chuyển. Chúng thường hoạt động theo một chiều nhằm giúp cho các chất nhày được quét qua lỗ của những hốc xoang rồi đổ vào ngách mũi. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo cũng như chức năng của xoang mũi:
1. Cấu tạo
Tùy vào các vị trí ở trên xương đầu mặt mà các xoang này được phân chia thành các loại xoang khác nhau. Do đó, chúng cũng thường mang những đặc điểm khác biệt, cụ thể như sau:
*) Xoang trán:
Giống như tên gọi, loại xoang mũi này nằm ngay tại vùng trán. Xoang trán có hình dáng, kích thước không có định và có thể thay đổi và 2 xoang nằm ở 2 bên cũng thường không giống nhau.
Cấu tạo của xoang trán được chia thành 4 mặt, bao gồm:
- Mặt trước: Mặt này còn gọi là mặt trán, mặt phẫu thuật. Nếu đem đối chiếu với các xương, chúng được giới hạn ở phía trên bởi một đường cong xuống. Đường cong này nối liền hai nửa cung mày với nhau. Còn ở phía dưới là được giới hạn bởi 2 nửa cung của cung mày và gốc mũi.
- Mặt sau: Mặt sau của xoang trán có đặc điểm là mỏng và liên quan đến não và màng não.
- Mặt trong: Bên trong xoang trán là một vách xương mỏng, tạo nên vách để ngăn giữa 2 xoang. Vách này thường không nằm ở chính giữa, do đó mà thể tích của các xoang thường không đều nhau.
- Mặt dưới hay nền: Nó nằm ở trên phần ổ mắt, phía bên trên là một nửa của xoang sàng. Nếu bị viêm xoang, xoang trán thường gây ra các biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.
*) Xoang hàm:
Trong số các loại xoang, xoang hàm là loại xoang có kích thước lớn nhất trên mặt. Nó có hình tam giác và thường có một hoặc nhiều lỗ thông với ngách mũi giữa qua lỗ bán nguyệt. Vì lỗ thông của xoang hàm thường được đổ vào ngách mũi giữa nên sẽ tạo nên đầu đế thẳng. Đồng thời, nó cũng sẽ không có chỗ trũng. Do đó nếu xoang hàm bị viêm thì các dịch sẽ được đổ ra bên ngoài một cách dễ dàng hơn.
*) Xoang sàng:
Xoang sàng là các hốc xoang nhỏ nằm ở trong mê đạo sàng. Thông thường, mỗi bên xoang sàng sẽ có khoảng 8 – 19 hốc xoang. Tùy vào vị trí của các hốc xoang mà chúng được chia thành các nhóm như:
- Xoang sàng trước: Chúng nằm xung quanh phễu của xoang trán
- Xoang sàng giữa: Cả 2 nhóm đều cùng đổ vào ngách mũi giữa qua rãnh phễu sàng
- Xoang sàng sau: Đổ vào ngách mũi trên
*) Xoang bướm:
Loại xoang mũi này thường nằm ở trong thân xương bướm. Cũng giống như xoang trán, kích thước của xoang bước không cố định mà có thể thay đổi. Nó có 2 hốc xoang và được ngăn cách bở I một vách xương mỏng.
- Phía trên: Tiếp giáp với yên bướm, tuyến yên và nơi giao thoa thị giác.
- Bên dưới: Xoang bướm nằm trên lỗ mũi sau, đồng thời lấn vào vòm hầu khoảng 0.5 cm.
- Phía trước: Có lỗ thông của xoang bướm và ngách mũi ở bên trên.
- Phía ngoài: Xoang bướm có liên quan đến động mạch cảnh trong và xoang tĩnh mạch hang.
2. Chức năng của xoang mũi
Tuy được chia thành nhiều loại xoang, nhưng các hốc xoang đều có điểm chung là đóng vai trò quan trọng trong hệ hô hấp. Dưới đây là một số chức năng chủ yếu của xoang mũi:
- Làm ẩm, làm ấm không khí khi đi qua mũi.
- Có tác dụng cổng hưởng âm thanh
- Làm cho khối xương sọ mặt giảm bớt trọng lượng
Do đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng đối với hệ hô hấp nên khi bị các virus hoặc vi khuẩn tấn công, bệnh nhân cần áp dụng các biện pháp điều trị càng sớm càng tốt. Điều này sẽ tránh được nguy cơ mắc biến chứng cho bản thân.
Các bệnh lý thường gặp ở xoang mũi
Xoang mũi rất dễ bị tổn thương bởi sự xâm nhập và gây hại từ các tác nhân bên ngoài, nhất là vi khuẩn và virus. Dưới đây là các bệnh lý về xoang mũi thường gặp:
1. Viêm xoang cấp và mạn tính
Viêm xoang chính là một trong những bệnh lý xoang mũi thường gặp nhất mà ai cũng có thể mắc phải. Đây là tình trạng lớp niêm mạc trong các xoang bị viêm , sưng gây tắc nghẽn xoang. Bệnh viêm xoang được chia thành 2 loại là viêm xoang cấp tính và viêm xoang mạn tính. Nếu các triệu chứng diễn tiến trong thời gian ngắn dưới 4 tuần được gọi là viêm xoang cấp tính. Ngược lại, nếu bệnh kéo dài hơn 3 tháng thì được gọi là viêm xoang mạn tính.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm xoang. Tuy nhiên các nguyên nhân thường gặp nhất là do vi khuẩn và virus. Chúng làm tổn thương tế bào lông chuyển ở niêm mạc của các xoang, gây nên tình trạng viêm. Bên cạnh đó, còn nhiều yếu tố khác có thể gây bệnh như: Do các dị nguyên gây dị ứng, môi trường nhiều khói bụi, thời tiết lạnh, lệch vách ngăn mũi, polyp mũi, phù đại cuốn mũi… Chúng làm cho việc lưu thông ở các xoang kém và dẫn đến bệnh viêm xoang.
Khi bị viêm xoang mũi, bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng nhiễm cúm thông thường như hắt hơi, sổ mũi. Sau đó, các triệu chứng khác sẽ xuất hiện. Người bệnh nhận thấy nghẹt mũi, dịch tiết ở mũi có thể có màu vàng hoặc vàng xanh. Nếu bị viêm xoang nặng, bệnh nhân còn có thể bị ho, sốt, nặng mặt, đau nhức vùng thái dương hoặc vùng trán. Ngoài ra, khả năng cảm nhận mùi sẽ bị giảm, thậm chí còn mất luôn khứu giác.
Viêm xoang có thể lây nhiễm cho người khác nếu như tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân. Nghiêm trọng hơn, nếu không được điều trị sớm, chúng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm họng, gây biến chứng ở mắt thậm chí gây mù lòa, viêm thanh quản, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch hang, biến chứng xương… Do đó, để bảo đảm an toàn, bệnh nhân cần đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.
2. Viêm mũi dị ứng
Một trong những vấn đề liên quan đến xoang mũi là bệnh viêm mũi dị ứng. Tình trạng này xảy ra khi các lớp niêm mạc bên trong mũi bị viêm do hít phải các chất gây dị ứng. Viêm mũi dị ứng là một loại phản ứng dị ứng của cơ thể đế chống lại các dị nguyên. Nó được chia thành 2 dạng là dị ứng theo mùa và dị ứng không theo mùa.
Cũng giống như viêm xoang, viêm mũi dị ứng thường do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là các tác nhân gây bệnh phổ biến:
- Các chất gây dị ứng trong nhà như bụi, nấm mốc, lông động vật… Trong đó các loại nấm mốc thường phát ra các bào tử nhỏ xâm nhập vào bên trong mũi và cả 2 bên phế quản.
- Chất dị ứng trong không khí, nhất là phấn hoa. Tùy vào từng quốc gia và khu vực địa lý mà loại phấn hoa gây dị ứng sẽ khác nhau. Xác định được chính xác tác nhân gây bệnh đem lại những tác dụng vô cùng hữu ích trong việc điều trị.
- Các loại chất gây dị ứng nghề nghiệp như cao su, bột bánh, các bác sĩ thú tiếp xúc với lông động vật, thợ làm tóc tiếp xúc chất persulfates… Hoặc bệnh nhân có thể bị viêm mũi dị ứng do các chất dị ứng chéo như kiwi, chuối, bơ.
Khi bị viêm mũi dị ứng, bệnh nhân cũng thường có các biểu hiện giống với cảm lạnh thông thường. Nó có thể gây hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, nghẹt mũi, đau đầu, chảy nước mắt, phát ban, cơ thể mệt mỏi… Ngoài ra bệnh nhân còn có thể bị ngứa họng hoặc viêm, da khô, ngứa, xuất hiện quầng thâm dưới bọng mắt.
Thông thường, các triệu chứng sẽ tự biến mất nếu người bệnh loại bỏ được các dị nguyên gây bệnh. Nhưng một số trường hợp dị ứng nặng hoặc khi sử dụng các loại thuốc không mang lại tác dụng thì cần phải đi khám để được hướng dẫn điều trị.
3. Viêm mũi cấp và mạn tính
Viêm mũi là tình trạng lớp niêm mạc mũi bị kích thích và viêm. Các triêu chứng thường gặp là hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, cổ họng có đờm. Để phân loại viêm mũi, người ta thường dựa vào nguyên nhân hoặc dựa theo mức độ bệnh lý.
Nếu dựa vào nguyên nhân gây bệnh, viêm mũi được chia thành 3 loại. Bao gồm:
- Viêm mũi do nhiễm trùng (nhiễm khuẩn cấp và mạn tính)
- Viêm mũi dị ứng
- Viêm mũi không dị ứng (viêm mũi tự phát, do lao động nghề nghiệp hoặc do hormone…)
Nếu dựa trên mức độ bệnh lý, chúng được chia thành 2 dạng là: Viêm mũi cấp tính và viêm mũi mạn tính.
Mặc dù ít gây nguy hiểm, nhưng nếu nguyên nhân gây bệnh là do virus cúm như: -Myxovirus, Reocorona-, Adeno-, Parainfluenza… bệnh nhân có thể gặp phải các vấn đề nghiêm trọng như:
- Ho, khó thở
- Rối loạn tiêu hóa như nôn mửa, tiêu chảy
- Viêm thận, viêm màng não, viêm cơ, viêm nội tâm mạc…
Ngoài ra, có một số vấn đề liên quan đến xoang mũi khác mà không được chúng tôi đề cập. Hãy trao đổi với bác sĩ để được cung cấp thêm thông tin.
Các biện pháp phòng ngừa các vấn đề về xoang mũi
Xoang mũi thường bị viêm và gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe. Thậm chí chúng gây ra những biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Do đó, để đảm bảo an toàn, tốt nhất là hãy áp dụng các biện pháp giúp ngăn ngừa bệnh. Dưới đây là một số biện pháp có thể tham khảo và áp dụng:
- Thường xuyên vệ sinh mũi họng bằng cách súc miệng bằng nước muối sinh lý, đánh răng hàng ngày. Có thử dùng các loại xịt rửa mũi nhưng cần sử dụng đúng cách để không gặp phải những vấn đề xấu.
- Điều trị triệt để các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm để chúng không gây biến chứng.
- Đeo khẩu trang khi đi đường, tiếp xúc với các môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi.
- Giữ ấm cho cơ thể, nhất là vào những ngày thời tiết trở lạnh.
- Thường xuyên vệ sinh môi trường sống, khu vực phòng ngủ để loại bỏ các vi khuẩn, bụi bặm, nấm mốc.
- Không ngoáy mũi, không dùng cây hít mũi thường xuyên để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi.
- Hạn chế hoặc không nuôi động vật trong nhà nếu cơ thể dễ bị dị ứng.
- Bổ sung cho cơ thể rau xanh, trái cây tươi và các chất dinh dưỡng khác để tăng sức đề kháng, tránh gặp phải những bệnh lý khác.
- Sau khi bơi, chúng ta thường bị nghẹt mũi. Nên giải quyết tình trạng này bằng cách sử dụng dung dịch nước muối sinh lý.
- Không nên tiếp xúc trực tiếp với những người đang bị bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm xoang, cảm lạnh, cảm cúm để tránh lây nhiễm.
- Thường xuyên tập luyện, vận động thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng.
Trên đây là những thông tin về xoang mũi và các vấn đề thường gặp. Vì những bệnh lý những xoang mũi có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, cần đi khám và điều trị sớm để tránh gặp phải những vấn đề không mong muốn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!