Yếu sinh lý khó có con? Bác sĩ nói gì về vấn đề này
Nội Dung Bài Viết
Chức năng sinh lý có mối liên quan khá lớn đến chức năng sinh sản. Do đó, không ít người cho rằng yếu sinh lý khó có con. Thực tế điều này không hoàn toàn đúng cũng không hoàn toàn sai. Dưới đây là ý kiến của bác sĩ.
Cơ quan làm nhiệm vụ sản xuất tinh trùng
Trước khi tìm hiểu câu chuyện yếu sinh lý khó có con đáng tin hay không. Bạn cần biết cơ quan làm nhiệm vụ sản xuất tinh trùng.
Tinh trùng thực chất là các tế bào sinh sản ở nam giới. Chúng được sinh ra tại tinh hoàn và trong các ống nhỏ gọi là ống sinh tinh. Sau đó, chúng di chuyển đến mào tinh và và trưởng thành ở đó. Nằm giữa các ống này là tế bào Leydig với chức năng sản xuất testosterone.
Quá trình sản xuất tinh trùng bắt đầu từ các tế bào gốc (còn gọi là tinh nguyên bào). Các tế bào này phân chia và trải qua nhiều biến đổi để có hình như con nòng nọc và có khả năng di chuyển.
Tinh trùng cần 10-12 tuần để trưởng thành và chuẩn bị xuất ra ngoài. Trong khi đó, mỗi ngày, tinh hoàn sản xuất 50-150 triệu tinh trùng. Quá trình này diễn ra liên tục, bắt đầu từ giai đoạn dậy thì của nam giới.
Nếu tinh trùng đến giai đoạn trưởng thành không được xuất ra sẽ chết đi và hấp thu bởi mào tinh. Mỗi lần xuất tinh sẽ có 200-300 triệu tinh trùng. Tuy nhiên, số tinh trùng di chuyển thuận lợi đến trứng và thụ tinh thường chỉ có 1.
Bệnh yếu sinh lý liên quan đến cơ quan nào?
Bệnh yếu sinh lý là tên gọi chung của các tình trạng rối loạn chức năng sinh lý. Các rối loạn này chủ yếu liên quan đến khả năng cương cứng của dương vật. Cụ thể là liệt dương, rối loạn cương dương hay xuất tinh sớm. Ngoài ra, việc suy giảm ham muốn tình dục cũng được xếp chung với các biểu hiện của bệnh yếu sinh lý.
Bệnh ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của đàn ông. Có thể gây ra căng thẳng quá mức hoặc khủng hoảng tinh thần nếu tình trạng kéo dài nhiều ngày không khỏi. Một số trường hợp nam giới bị yếu sinh lý và vô sinh nên không ít người nghĩ rằng hai vấn đề này mối quan hệ nguyên nhân – kết quả.
Thực tế, không ít nam giới có khả năng tình dục tốt, dương vật đạt được độ cương cứng cần thiết và cũng đạt được khoái cảm mong muốn trong các lần quan hệ nhưng không có con được. Do đó, nếu nói yếu sinh lý khó có con thì không hoàn toàn đúng.
Phân tích cụ thể của bác sĩ
Bác sĩ Đỗ Minh Tuấn, nguyên Phó giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc cho biết bệnh yếu sinh lý có ảnh hưởng nhất định đến khả năng sinh sản. Nhưng nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì vẫn có con như bình thường.
Bởi khả năng thụ thai dựa vào chất lượng tinh trùng và thời điểm chúng gặp trứng. Trong đó, số tinh trùng bình thường phải hơn 40% tổng số. Thời điểm quan hệ và xuất tinh phải trong ngày rụng trứng. Các ngày còn lại, vẫn có khả năng thụ thai nhưng rất thấp.
Bác sĩ còn nói rõ hơn, bệnh yếu sinh lý chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản khi chất lượng tinh trùng yếu. Và điều này xảy ra ở những người mắc bệnh nhiều ngày không khỏi.
Mặt khác, ngoài chất lượng tinh trùng thì quá trình đưa những tinh binh này đến gặp trứng cũng ảnh hưởng đến khả năng đậu thai. Thường thì những người đàn ông bị yếu sinh lý rất khó để đạt được sự cương cứng cần thiết để “xâm nhập” sâu vào âm đạo người phụ nữ. Hoặc vào được nơi cần vào rồi nhưng không đủ thời gian để phóng tinh.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra khi phụ nữ đạt cực khoáng, buồng trứng sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Muốn vậy, dương vật phải đạt được mức cương cứng cứng cần thiết, thời gian đủ lâu và cả khả năng làm tình của người đàn ông. Do đó, vẫn có cơ sở khi kết luận yếu sinh lý khó có con.
Để không lo lắng chuyện vô sinh hoặc hiếm muộn
Kết luận yếu sinh lý khó có con nên được chuyển thành ảnh hưởng đến khả năng có con thì hợp lý và đúng hơn về mặt lý thuyết lẫn thực tế. Để hạn chế những ảnh hưởng của bệnh đến khả năng sinh sản, nam giới cần lưu ý những điều dưới đây:
- Có kiến thức bệnh yếu sinh lý (nhất là các biểu hiện bệnh). Bệnh yếu sinh lý nam giới có chữa được không? Câu trả lời là có và thậm chí hết hoàn toàn nếu kịp thời phát hiện bệnh.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý. Biết được bệnh yếu sinh lý ăn gì và kiêng gì. Không bỏ bữa và hạn chế dùng các chất kích thích (như rượu, bia và thuốc lá).
- Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học. Cân bằng giữa lao động và nghỉ ngơi. Không thức quá khuya. Thường xuyên luyện tập thể dục để nâng cao sức đề kháng. Kết hợp các bài tập cơ PC và chắc khỏe khung xương chậu.
- Đến bác sĩ nếu xuất hiện các biểu hiện của bệnh nhiều ngày không khỏi. Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nhất là không tự ý mua thuốc mà không có đơn và tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi rất nhiều loại thuốc chỉ có tác dụng tạm thời và dễ gây phụ thuộc. Dùng lâu sẽ khiến bệnh càng trầm trọng hơn. Có thể dùng thực phẩm chức năng để cải thiện tình hình nhưng hãy tham khảo bác sĩ.
- Sinh hoạt tình dục lành mạnh. Không thủ dâm với tần suất hơn 4 lần /1 tuần. Điều này liên quan đến bệnh xuất tinh sớm – một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng có con của nam giới.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!