Viêm xoang mũi dị ứng: Cách nhận biết & chữa trị

Các loại thuốc xịt điều trị viêm mũi dị ứng an toàn cho trẻ

Viêm mũi dị ứng mãn tính có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

7 cây thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng và cách sử dụng đúng

7+ Loại thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng được bác sĩ chỉ định

Cách điều trị viêm mũi dị ứng nhanh chóng loại bỏ cảm giác khó chịu

Bài nam dược chữa viêm mũi dị ứng “kết tinh” từ 79 phương thuốc cổ

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi đơn giản không lo chi phí

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ nên lưu ý

Hướng dẫn chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối đúng cách

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi đơn giản không lo chi phí

Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi là mẹo trị bệnh theo kinh nghiệm dân gian. Mẹo chữa này tận dụng đặc tính kháng khuẩn, chống dị ứng và tiêu viêm của dược liệu nhằm ngăn ngừa bội nhiễm, tăng dẫn lưu dịch tiết và cải thiện các triệu chứng khó chịu như sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, ngứa mũi,…

chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi
Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi là mẹo trị bệnh theo kinh nghiệm dân gian

Viêm mũi dị ứng là bệnh hô hấp khá phổ biến, thường xảy ra do hít hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, khói thuốc, bụi, thức ăn, hóa chất,… Bệnh hay khởi phát vào mùa hoa hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột.

Bệnh lý này tương đối lành tính và hầu như không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh (hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi,…) có thể kéo dài và tác động không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

Có nên dùng tỏi chữa viêm mũi dị ứng?

Tương tự các bệnh lý liên quan đến cơ địa khác, viêm mũi dị ứng hầu như không thể điều trị hoàn toàn. Ở một số trường hợp, bệnh có thể tự biến mất theo thời gian mà không cần can thiệp. Hiện nay, các loại thuốc tây trị viêm mũi dị ứng chỉ được dùng với mục đích cải thiện triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tuy nhiên lạm dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. Chính vì vậy, nhiều bệnh nhân tận dụng các thảo dược tự nhiên có đặc tính dược lý để làm giảm các triệu chứng khó chịu và giảm thiểu tần suất sử dụng thuốc.

Với nguồn gốc từ thiên nhiên, độ an toàn khá cao và chi phí thấp, mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi được khá nhiều người lựa chọn và áp dụng. Thực tế cho thấy, tỏi không chỉ có tác dụng gia tăng hương vị món ăn mà còn được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý thường gặp.

chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi và mật ong
Tỏi có khả năng ức chế vi khuẩn, nấm, virus thường gây viêm nhiễm ở đường hô hấp

Hoạt chất allicin trong thảo dược này có khả năng kháng sinh mạnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, allicin có khả năng ức chế hoạt động của virus, nấm men và vi khuẩn thường gây viêm nhiễm ở đường hô hấp. Vì vậy, mẹo chữa từ tỏi có khả năng ngăn ngừa viêm mũi dị ứng bội nhiễm.

Bên cạnh đó, thảo dược này còn chứa nhiều vitamin C, khoáng chất, axit amin và một số dưỡng chất thiết yếu có khả năng tăng cường sức đề kháng và giảm thiểu các triệu chứng do viêm nhiễm, dị ứng. Chính vì vậy, sử dụng tỏi đúng cách có thể cải thiện triệu chứng của viêm mũi dị ứng và một số bệnh lý hô hấp khác như viêm xoang, viêm họng, viêm thanh quản cấp,…

Tuy nhiên, mẹo chữa từ tỏi chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng có mức độ nhẹ. Trong trường hợp triệu chứng bùng phát mạnh, có mức độ nặng nề hoặc đã xuất hiện bội nhiễm, nên tiến hành thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

5 Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi dễ thực hiện

Không thể phủ nhận các lợi ích mà tỏi đem lại đối với sức khỏe nói chung và bệnh viêm mũi dị ứng nói riêng. Tuy nhiên để tận dụng tối đa tác dụng của thảo dược này, bệnh nhân cần lựa chọn mẹo chữa phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Dưới đây là 5 cách dùng tỏi trị viêm mũi dị ứng được lưu truyền rộng rãi trong phạm vi nhân dân:

1. Xông hơi bằng tỏi trị viêm mũi dị ứng

Xông hơi bằng tỏi là mẹo chữa viêm mũi dị ứng được nhiều người áp dụng. Mẹo chữa này có tác dụng đưa hơi nước cùng với hoạt chất allicin vào bên trong khoang mũi và niêm mạc hô hấp trên nhằm làm dịu hiện tượng kích ứng, tăng dẫn lưu dịch tiết và giảm ngứa mũi. Ngoài ra, allicin còn giúp kháng khuẩn, ức chế nấm men và virus, từ đó ngăn ngừa hiện tượng viêm nhiễm ở mũi và mô xoang.

Mẹo chữa này thích hợp với hầu hết các trường hợp bị viêm mũi dị ứng – đặc biệt là người bị sổ mũi và hắt hơi nhiều. Bên cạnh đó, mẹo xông hơi bằng tỏi còn thích hợp với người bị viêm xoang và viêm mũi họng (bệnh cảm lạnh).

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 củ tỏi, bóc vỏ và đập giập
  • Đun sôi 1 lít nước, sau đó cho tỏi và 2 thìa cà phê muối vào
  • Dùng khăn trùm đầu và xông mũi từ 10 – 15 phút
  • Trong quá trình xông, nên xì mũi để loại bỏ dịch tiết ứ đọng trong niêm mạc hô hấp
  • Nên xông mũi bằng tỏi từ 1 – 2 lần/ ngày trong giai đoạn bệnh bùng phát mạnh

Sau khi xông, bệnh nhân nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý để làm dịu niêm mạc hô hấp và loại bỏ các chất dị ứng như phấn hoa, nấm mốc, lông thú nuôi, mạt bụi,…

2. Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi và mật ong

Ngoài mẹo xông mũi bằng tỏi, bệnh nhân cũng có thể dùng tỏi ngâm mật ong để làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng.

Mật ong không chỉ cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà còn có đặc tính dược lý đa dạng. Nghiên cứu cho thấy, nguyên liệu này có khả năng kháng khuẩn, giảm viêm và phục hồi da, niêm mạc bị tổn thương. Vì vậy, mật ong thường được dùng phối hợp với tỏi để điều trị một số bệnh lý hô hấp và da liễu – trong đó có viêm mũi dị ứng.

cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi
Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi & mật ong là mẹo chữa phổ biến và được nhiều người áp dụng

Dân gian lưu truyền 2 mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi và mật ong sau:

  • Cách 1: Ngâm 100g tỏi với 200g mật ong trong bình thủy tinh từ 15 – 20 ngày. Khi dùng, nên ăn 1 – 2 thìa mật ong cùng với 2 tép tỏi để tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý hô hấp khi thời tiết thay đổi.
  • Cách 2: Bằm 100g tỏi sống, sau đó ngâm với 100g mật ong trong 5 – 7 ngày. Dùng bông gòn thấm dung dịch và nhét trực tiếp vào lỗ mũi để tinh chất thẩm thấu vào niêm mạc hô hấp trên. Thực hiện mẹo chữa này từ 2 – 3 lần/ ngày.

Thực tế, cách 2 ít được sử dụng vì có thể gây ra cảm giác khó chịu và ngứa ngáy. Hơn nữa, mẹo chữa này còn có thể gây kích ứng đối với người có niêm mạc mũi nhạy cảm.

3. Rượu tỏi chữa viêm mũi dị ứng

Dùng rượu tỏi chữa viêm mũi dị ứng là mẹo chữa được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Theo lưu truyền, mẹo chữa này có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giải biểu (làm cơ thể ra mồ hôi), thúc đẩy quá trình dẫn lưu dịch xoang – mũi và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Dân gian thường dùng rượu tỏi để trị các bệnh lý hô hấp thường gặp như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm thanh quản và bệnh cảm lạnh. Ngoài ra, rượu tỏi còn được dùng để thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, giảm khó tiêu, đầy bụng, đau mỏi xương khớp do thay đổi thời tiết đột ngột hoặc do các bệnh xương khớp mãn tính.

cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi
Rượu tỏi được dùng để trị các bệnh lý hô hấp thường gặp như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, cảm lạnh,…

Cách làm rượu tỏi chữa viêm mũi dị ứng:

  • Chuẩn bị 300g tỏi và 1 – 1.2 lít rượu trắng
  • Bóc vỏ tỏi và thái lát rồi cho vào bình thủy tinh
  • Sau đó đổ rượu trắng vào bình và ngâm trong khoảng 10 ngày
  • Khi dùng, uống 1 thìa rượu nhỏ và dùng từ 2 – 3 lần/ ngày

Lưu ý: Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng rượu tỏi chưa thực sự được công nhận trên phương diện khoa học. Hơn nữa, sử dụng rượu còn có thể gây ra một số tác hại đối với sức khỏe – đặc biệt là ở người bị viêm loét dạ dày tá tràng, người mắc bệnh gan và viêm thực quản. Vì vậy, bệnh nhân nên xác thực độ an toàn và tính hiệu quả của mẹo chữa này trước khi thực hiện.

4. Nước tỏi nhỏ mũi trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng

Hoạt chất allicin trong tỏi được ví như “kháng sinh tự nhiên”. Hiệu quả này không chỉ được lưu truyền trong phạm vi nhân dân mà đã được công nhận qua các nghiên cứu khoa học. Thực nghiệm lâm sàng cho thấy, allicin có khả năng kháng khuẩn mạnh – thậm chí có hiệu quả đối với vi khuẩn đã kháng penicillin và streptomycin.

Dùng nước tỏi nhỏ mũi không chỉ có tác dụng chữa viêm mũi dị ứng mà còn hỗ trợ điều trị viêm xoang do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, tỏi có thể gây bỏng rát và xót niêm mạc nên cần thực hiện phương pháp này đúng cách để đảm bảo hiệu quả và hạn chế các tác dụng không mong muốn.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Bóc vỏ 1 múi tỏi, sau đó cắt tỏi thành từng sợi nhỏ
  • Dùng khoảng 2 – 3 sợi cho vào nước muối sinh lý dạng nhỏ mũi
  • Sau 24 giờ, có thể dùng nước tỏi nhỏ mũi từ 1 – 2 lần/ ngày để giảm các triệu chứng như hắt hơi, ngứa mũi và sổ mũi

5. Bổ sung tỏi vào thực đơn ăn uống

Một số nghiên cứu cho thấy, tỏi có khả năng tăng chuyển dạng lympho bào (tế bào miễn dịch). Vì vậy, bổ sung tỏi vào chế độ ăn hằng ngày có thể cải thiện chức năng đề kháng, hỗ trợ đẩy lùi các bệnh lý do viêm nhiễm và dị ứng.

Bên cạnh đó, thảo dược này còn chứa vitamin C, kẽm, mangan, magie, axit amin và một số chất chống oxy hóa cần thiết. Các thành phần dinh dưỡng từ tỏi có khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể, tăng cường hệ miễn dịch, điều hòa huyết áp và chống oxy hóa.

điều trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi
Bổ sung tỏi vào chế độ dinh dưỡng giúp nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng

Thực tế cho thấy, bổ sung thảo dược này vào chế độ dinh dưỡng có thể làm giảm mức độ và tần suất của các triệu chứng ở đường hô hấp. Đồng thời hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị và hạn chế nguy cơ lạm dụng thuốc.

Để tăng hiệu quả điều trị viêm mũi dị ứng, bệnh nhân nên kết hợp tỏi cùng với các nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe như ngũ cốc, trái cây, rau xanh, sữa chua, cá hồi, các loại hạt,… Tránh dùng thức ăn dễ gây dị ứng (tôm, cua, mực), rượu bia và một số đồ uống chứa cồn khác.

Lưu ý khi thực hiện mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi

Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi là mẹo chữa đơn giản, chi phí thấp và có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên trên thực tế, các nghiên cứu khoa học chỉ công nhận hiệu quả của tỏi đối với sức khỏe nói chung và viêm mũi dị ứng nói riêng thông qua chế độ dinh dưỡng. Đa phần các mẹo chữa trên đều được lưu truyền và áp dụng rộng rãi trong phạm vi nhân dân.

Vì vậy khi dùng tỏi trị viêm mũi dị ứng, bạn cần lưu ý một số thông tin sau:

  • Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi chỉ có tác dụng hỗ trợ và không thể thay thế cho các phương pháp y tế được bác sĩ chỉ định.
  • Phần lớn các mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng thảo dược chỉ được lưu truyền trong dân gian. Chính vì vậy, bệnh nhân nên tham vấn y khoa trước khi thực hiện nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị và dự phòng các tác dụng không mong muốn.
  • Tỏi có vị cay nồng và có khả năng gây bỏng rát, phồng rộp niêm mạc. Do đó, nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi áp dụng mẹo chữa từ thảo dược này.
  • Không sử dụng rượu tỏi hoặc dùng món ăn từ tỏi nếu bị rối loạn đông máu, táo bón, trĩ và nóng trong người.
  • Tỏi có tác dụng chống đông máu. Vì vậy, không nên sử dụng thảo dược này cùng với thuốc chống đông và thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
  • Không nhỏ nước ép tỏi trực tiếp vào niêm mạc mũi. Tình trạng này có thể khiến mũi bị đau rát, sưng đỏ và phồng rộp.
  • Bên cạnh mẹo chữa từ tỏi, nên dành thời gian nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, giữ vệ sinh răng miệng và giữ ấm cơ thể để cải thiện các triệu chứng của bệnh.
  • Nếu viêm mũi dị ứng tái phát nhiều lần, nên cân nhắc thay đổi công việc hoặc phẫu thuật nếu giải phẫu mũi bất thường.

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi có cách thực hiện đơn giản, chi phí thấp và nguyên liệu dễ tìm. Tuy nhiên, mẹo chữa này chỉ có vai trò là liệu pháp hỗ trợ và không thể thay thế cho hiệu quả của các phương pháp đặc hiệu. Vì vậy, bệnh nhân nên phối hợp song song với các biện pháp y tế và lối sống khoa học để kiểm soát triệu chứng hoàn toàn.

Tham khảo thêm: 7 Cây thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng và cách sử dụng đúng

Cùng chuyên mục

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ nên lưu ý

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh là bệnh thường gặp. Tuy không nguy hiểm như những loại bệnh khác nhưng nó dễ tái đi tái lại, gây khó...

chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối

Hướng dẫn chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối đúng cách

Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối là phương pháp đã được mọi người truyền tai nhau từ rất lâu. Các bác sĩ tai mũi họng thường khuyên bệnh...

Chữa viêm mũi dị ứng theo Đông y và các bài thuốc lưu truyền

Chữa viêm mũi dị ứng theo Đông y có độ an toàn tương đối cao, có thể áp dụng trong thời gian dài và ít xảy ra hiện tượng phụ...

Bài nam dược chữa viêm mũi dị ứng “kết tinh” từ 79 phương thuốc cổ

Bài thuốc Tiêu xoang linh dược thang chữa viêm mũi dị ứng của bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102 là kết quả của công trình nghiên cứu từ...

Cách điều trị viêm mũi dị ứng nhanh chóng loại bỏ cảm giác khó chịu

Dùng thuốc Tây, phẫu thuật, sử dụng thuốc Nam, bài thuốc Đông y,... là một trong những cách điều trị viêm mũi dị ứng phổ biến nhất hiện nay. Tuy...

7+ Loại thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng được bác sĩ chỉ định

Các loại thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng thường được sử dụng để cải thiện một số triệu chứng lâm sàng như nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi, ngứa...

Bình luận (38)

  1. Đỗ Tiến Thành says: Trả lời

    Nghe nhiều người bảo tỏi có tính kháng sinh tự nhiên tốt, nhưng mà mùi kinh quá mọi người ạ, không biết có kiên trì được không.

  2. Hủ Tiếu Ba béo says: Trả lời

    Cả nhà dùng rượu tỏi để chữa thì cẩn thận nghen, nhà em có người dùng rượu tỏi nhưng dùng loại rượu đểu bán quán là cồn nên bị bỏng đấy ạ. Tí nữa thì đi 2 cái lỗ mũi.

    1. Kiên Bùi says: Trả lời

      Xông mũi cũng vậy, vì nước nóng với tỏi cũng cay nóng, dễ gây bỏng lắm. Nói chung là phải biết cách làm, nếu không biết thì đừng làm không lợn lành thành lợn què ngay.

  3. Trần Hương Ngọc says: Trả lời

    Con em 4 tuổi mà bị viêm mũi dị ứng với thời tiết thì có dùng được phương pháp rửa mũi bằng tỏi ngâm nước muối sinh lý không?

    1. Liễu says: Trả lời

      Không nên đâu mẹ nó, tỏi dễ gây bỏng mà bọn trẻ con chúng nó nhạy cảm lắm. Tốt nhất đi khám bác sỹ cho chắc ăn.

    2. Tố Thị Phương Thảo says: Trả lời

      Trẻ con bây giờ cũng mắc bệnh này nhiều lắm, con em cũng vậy, khổ đi học mùa lạnh mà ngồi trong lớp cứ hắt hơi liên tục, ảnh hưởng đến học tập, cô giáo còn phản ánh bảo cho cháu đi chữa, mà đấy là em đã bao lần cho đi viện nhưng chẳng ăn thua. Cũng may đọc được bài báo chữa bằng thuốc nam có thể khỏi nên liều cho con chữa thử. May mắn là con hợp thuốc nên giờ không bị nữa, học tập tốt lên rất nhiều nên cũng vui. Mấy chị tham khảo cho con xem ạ https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/benh-viem-mui-di-ung-o-tre-em-va-cach-dieu-tri-khong-khang-sinh-c683a1088562.html

    3. Mai 99008 says: Trả lời

      thực sự là bảo cho bọn trẻ con dùng thuốc đông y mình cũng lăn tăn lắm, thứ nhất là thuốc đắng, lại phải dùng thời gian dài. Thứ 2 là chất lượng thuốc sợ không đảm bảo. Thứ 3 là đi khám về thuốc thang lại phải sắc mà mẹ thì không có thời gian, khổ ghê.

      1. Tố Thị Phương Thảo says:

        Đúng thế ạ, nhưng em cũng tìm hiểu nhiều mới dám cho dùng, ở đỗ minh đường giải quyết được hết vấn đề chị em mình lo lắng. Thuốc trồng trong nước nên đảm bảo sạch, đã bào chế dạng cao nên không cần đun sắc và rất dễ uống do mùi thơm lắm, còn đắng chị khắc phục cho thêm tí mật ong vào cho ngọt rồi cùng cháu uống. Em nghĩ đắng cũng không khổ bằng uống kháng sinh đâu chị.

    4. Nguyễn Mai TRinh says: Trả lời

      tôi cũng đang tìm một địa chỉ chữa đông y cho cháu, điều trị lâu tí hay khó uống thì cũng bắt phải uống, miễn là khỏi, chứ uống kháng sinh vào nhiều vừa hại mà còm nhom không lớn nổi. Cho tôi xin địa chỉ chi tiết phòng khám

    5. Mai Thị Quỳnh Trâm says: Trả lời

      Đúng đấy, Mình cũng cho con chữa xoang ở đây và đã thành công khỏi được bệnh. thuốc nam cũng phải xác định chữa trong 2-3 tháng nhưng mà hiệu quả thì đúng là tốt thật. Nhà thuốc có 2 cơ sở thôi.
      Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình
      Hồ Chí Minh: Số 100 Đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh

  4. Hải- CNTT says: Trả lời

    Viêm mũi dị ứng với xoang thì có giống nhau không? khi trời lạnh em hay nhức đầu kèm theo hắt hơi rất nhiều, ngạt mũi và chảy nước mũi. Chị cùng làm cũng bị tương tự thì bà đi khám ra xoang, mà em thì lại bảo là viêm mũi dị ứng.

    1. Tú Trịnh says: Trả lời

      xoang thì hay gây đau nhức đầu hơn thì phải, ít khi hắt hơi. Nói chung là cũng na ná nhau nên nhiều người nhầm. vì thế cứ bị mà không đi khám, chắc chắn mình xoang nên chữa mãi không khỏi, mà xem bài này để phân biệt rõ hơn cho 2 loại này. https://2doctor.org/viem-xoang-va-viem-mui-di-ung-15561.html

  5. Mạnh says: Trả lời

    Có phải đau đầu, chảy nước mũi và hay hắt hơi là bị viêm mũi dị ứng không? cứ giao mùa là bị.

    1. Cu Bon 2k says: Trả lời

      Đi khám xem sao bác ơi, nhiều khi bị nhầm lẫn với các bệnh khác nữa. Cứ khám xét ra bệnh

    2. Phạm Việt Vương says: Trả lời

      Cái này cần gì khám, triệu chứng như thế là đúng rồi tôi bị 5 năm rồi đây. Ra ngoài hiệu thuốc mua loại chống dị ứng với xịt mũi là hết nhé. Có nhiều dịch thì mua nước muối rửa thêm là ổn. Bệnh này do cơ địa phản ứng thời tiết rồi, khó chữa khỏi hoàn toàn lắm

  6. Lộc Bình Thạnh says: Trả lời

    Em thấy trên mạng có chị bán tinh dầu tỏi tía. Chị đó bảo chỉ cần uống với súc miệng nước muối là khỏi được viêm mũi dị ứng. Không biết thực hư ra sao?

    1. Thẩm Nguyệt says: Trả lời

      Hiệu thuốc cũng bán này, nhưng chỉ đỡ thôi không khỏi được nhé. Mình dùng chữa cảm cúm suốt.

  7. Trần Thị Huyền says: Trả lời

    Có bạn nào mang bầu mà bị viêm mũi dị ứng nặng không, em bị nghẹt 2 lỗ mũi luôn, cứ trời lạnh , trời nắng quá, bụi quá là hắt hơi tối ngày, mệt mỏi lắm. Dùng thuốc linh tinh lại sợ ảnh hưởng đến con, mà có lần thử dùng tỏi rồi, không chịu được vì cay xót. Ai có cách chữa giảm thiểu thôi cũng được thì chỉ em nhé.

    1. Thy Lu says: Trả lời

      Cái này đi bác sỹ ở viện còn bảo mình là chịu thôi, cơ địa nó vậy rồi, chỉ có tránh tối đa nhất có thể, phòng trước chứ chẳng có cách nào. Khó chịu quá thì dùng thuốc xịt.

    2. Nguyễn Hải Anh says: Trả lời

      Hay qua thử dùng thuốc nam đỗ minh đường đi, thuốc thấy bảo cả bà bầu cũng dùng được đó. Có thuốc đặc trị, cao giải độc với cả thuốc xịt đều là thành phần thuốc nam nên lành tính. Mình dùng 2 tháng thấy tình trạng ổn phết, duy trì hiệu quả đến tận giờ chưa bị lại.

    3. Bố Đạt says: Trả lời

      Có phải bài thuốc này không? Thấy dùng được cho cả người viêm xoang. https://2doctor.org/bai-thuoc-viem-mui-di-ung-do-minh-duong-21760.html

    4. Hoàng Quân 9x says: Trả lời

      Tôi bị lâu năm biết rõ bệnh của mình rồi, tôi chỉ muốn mua thuốc mà không đến khám thì phải làm sao?

      1. Nguyễn Hải Anh says:

        Nếu có điều kiện thì bác cứ đến tận nơi bác sỹ khám tư vấn cho, được miễn phí đó ạ. Còn nếu không thì bác vào trang chủ của họ dominhduong.com đặt thuốc. cũng có bác sỹ tư vấn cho bác thông qua điện thoại nên bác yên tâm, rồi là thuốc được gửi về tận nhà.

    5. Lại Thị Dịu says: Trả lời

      Ở đây làm giờ ngoài hành chính hay ngày cuối tuần không nhỉ? Trong tuần bảo tranh thủ đi khám nhưng cũng ko có thời gian

      1. Tiên Phạm says:

        Tôi đọc tìm hiểu thấy bảo chỉ làm việc từ 8h sáng đến 5 rưỡi chiều tất cả các ngày từ thứ 2 đến chủ nhật. Tôi đã đặt lịch cuối tuần này đi khám xem thế nào.

  8. Hồng says: Trả lời

    Viêm mũi dị ứng có phải điển hình là tình trạng hắt hơi xổ mũi khi thay đổi thời tiết không?

    1. Trang - CT says: Trả lời

      Đúng rồi nha, không chỉ là hay hắt hơi xổ mũi khi thay đổi thời tiết đâu, khi bị dị ứng gì mà đứng gần cũng xảy ra tình trạng như thế.

    2. Phạm Thị My says: Trả lời

      Cái này không biết do cơ địa di truyền hay là tự nhiên mà bị nhỉ. Tôi đang bị mà lo con sau này cũng bị theo mẹ lại khổ

    3. Kiệt 1990 says: Trả lời

      Không di truyền đâu, do cơ địa dễ mắc dị ứng hơn thôi. Với cả giờ khói bụi ô nhiễm nên nhiều người kể cả lớn rồi mới mắc bệnh này.

  9. Lan Lê says: Trả lời

    Đã ai sử dụng ngâm tỏi mật ong chữa chưa? Có bớt mùi và dễ sử dụng, hiệu quả ra sao?

  10. Quyết Thái Nguyên says: Trả lời

    Trời này cứ chui vào điều hòa thì bệnh phát tác, ra ngoài thì nóng. Không biết sống sao cho vừa với bệnh viêm mũi dị ứng này đây.

  11. Minh minh 90 says: Trả lời

    Nếu bị cả combo xoang và viêm mũi dị ứng thì dùng cách nào ?

    1. Thúy Ngân says: Trả lời

      Thấy chị diễn viên Hoa Thúy chữa xoang khỏi ở nhà thuốc Đỗ Minh Đường chỗ bác sĩ Tuấn đó, có chia sẻ trên sóng vtv2 1 lần. Thử tìm hiểu xem sao.

    2. Hân hĩm says: Trả lời

      Mình cũng vậy, đi nội soi bác sỹ còn bảo mũi cuốn nề hết, phải thở bằng mồm, trời lạnh nên còn bị viêm họng nữa. Ra bệnh viện kê thuốc hết gần 2 triệu mà không ăn thua, cuối cùng không chịu được ra mua thuốc xịt khoáng cứ 15-30 phút đi rửa mũi 1 lần, xong cũng lại thấy bất tiện quá, có người giới thiệu cho thuốc nam chữa mũi xoang chỗ bác sỹ Tuấn nữa thì lại khỏi.

    3. Minh minh 90 says: Trả lời

      Thuốc điều trị là thuốc uống hay thuốc xịt mũi vậy? Chi phí dùng thuốc nam thì có tốn không?

    4. Hân hĩm says: Trả lời

      Ban đầu cũng chỉ định mua thuốc xịt thôi, nhưng đến bác sỹ khám tư vấn cho bảo xịt chỉ tạm thời bên ngoài, phải dùng cả thuốc uống trong nâng cao thể trạng mới được. Nghe lời bác sỹ thành ra điều trị khỏi được bệnh. chi phí cũng không đắt đâu, mà hiệu quả tốt mới là cái quan trọng.

  12. Hoàng Hn says: Trả lời

    Dùng tỏi đen thay thế được không? ăn hàng ngày ấy. nghe nhiều người giới thiệu tỏi đen tốt, mà mùi vị dễ ăn hơn nhiều so với tỏi tươi.

  13. Anh em Tuán Tú says: Trả lời

    Em dùng chưa thấy hiệu quả đâu chỉ thấy xót cứng cả mũi lại, không chịu được, nhỏ 1 thời gian sợ quá giờ bỏ luôn rồi, đang tìm cách khác điều trị

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn