Mẹo trị mề đay bằng lá trầu không đơn giản dễ làm

Bị nổi mề đay mẩn ngứa khắp người uống thuốc gì nhanh khỏi?

Nổi mề đay sau khi quan hệ nguyên nhân do đâu ?

Nổi nốt đỏ trên da và ngứa – Các bệnh lý có thể gặp và cách trị

Bị nổi mề đay sau khi tắm xong là bị gì? Cách khắc phục hiệu quả

Hướng dẫn cách chữa dị ứng nổi mề đay tại nhà nhanh chóng

Nổi mề đay nhưng không ngứa cảnh báo bệnh gì?

Xử lý an toàn khi bị nổi mề đay sưng xung quanh mắt

Bị nổi mề đay mẩn ngứa khi ra gió phải làm sao?

Bệnh mề đay theo y học cổ truyền và cách điều trị

Lá ngải cứu trị mề đay: Dùng thế nào cho đúng? [CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP]

Lá ngải cứu trị mề đay là một bài thuốc dân gian được lưu truyền từ lâu, chưa được kiểm chứng khoa học. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người lựa chọn áp dụng khi có triệu chứng của bệnh. Vậy làm sao để dùng cho đúng, mang lại hiệu quả tốt nhất? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. 

Tác dụng của lá ngải cứu trong điều trị mề đay

Mề đay là tình trạng da xuất hiện các sẩn phù, ngứa ngáy, khó chịu. Sẩn mề đay sẽ xuất hiện khoảng 10 phút, sau đó sẽ lặn mất. Chúng thường xuất hiện theo từng đám và hình thành ở nhiều vùng trên cơ thể.

Nguyên nhân gây ra tình trạng mề đay là do cơ thể bị dị ứng với các tác nhân bên ngoài như: chất độc của côn trùng, thức ăn, phấn hoa, nhiệt độ môi trường lạnh,…

Mề đay không phải là căn bệnh do virus gây ra. Do đó, bệnh không lây lan qua đường tiếp xúc thông thường. Cơ chế gây ra bệnh đó là sự kết hợp giữa nội sinh và ngoại sinh. Khi cơ địa không tương thích với một tác nhân từ bên ngoài môi trường, cơ thể sẽ sản sinh ra các histamin, gây ra hiện tượng nổi mề đay.

Có rất nhiều cách điều trị chứng mề đay, làm cải thiện triệu chứng ngứa ngáy nhanh chóng như: dùng thuốc uống, bôi kem giảm ngứa,… Một trong những cách chữa mề đay được nhiều người áp dụng đó là sử dụng lá ngải cứu.

XEM NGAY: Mề đay – Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị 

Nổi mề đay là dấu hiệu cho biết bạn đang bị dị ứng.
Nổi mề đay là dấu hiệu cho biết bạn đang bị dị ứng.

Ngải cứu (tên khoa học Artemisia vulgaris) còn có những tên gọi khác như: ngải diệp, thuốc cứu, cỏ linh li, nhả ngải,… Đây là một loài thực vật mọc trên cạn, thân mọc thẳng đứng, sống lâu năm. Cây ngải cứu cho lá màu xanh lục, có mùi thơm.

Trong Đông y, ngải cứu là một loại dược liệu được dùng để làm ra nhiều bài thuốc chữa bệnh. Ngải cứu có vị đắng, tính ấm, giúp điều hòa kinh nguyệt, cầm máu, giảm viêm họng, giảm đau nhức xương khớp, chữa cảm cúm, ho,…

Theo các nghiên cứu y học hiện đại, trong tinh dầu của lá ngải cứu có chứa các chất kháng khuẩn và các chất giảm đau tự nhiên. Người xưa đã nhận thấy tác dụng chữa rôm sảy, viêm da, mẩn ngứa của lá ngải cứu. Do đó, dân gian cũng có bài thuốc chữa mề đay bằng lá ngải cứu.

Mặc dù lá ngải cứu có nhiều chất kháng sinh nhưng bài thuốc chữa mề đay bằng ngải cứu vẫn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng.

Cách dùng lá ngải cứu trị mề đay

Trong dân gian, người xưa đã truyền miệng một số cách điều trị mề đay bằng lá ngải cứu. Người bệnh có thể tham khảo dưới đây:

1. Chườm lá ngải cứu

Chuẩn bị: Lá ngải cứu tươi và muối hột (muối biển).

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch lá ngải cứu, để cho ráo nước;
  • Bước 2: Rang lá ngải cứu với muối hột trên chảo nóng trong vòng 10 phút;
  • Bước 3: Cho lá ngải cứu vào mảnh gạc hoặc mảnh vải nóng;
  • Bước 4: Chườm gạc bọc lá ngải cứu vào vùng bị mề đay.

2. Tắm bằng nước nấu lá ngải cứu

Bên cạnh phương pháp chườm lá ngải cứu rang nóng, người bệnh cũng có thể nấu nước lá ngải cứu với một ít muối hột. Sau đó, cho nước ngải cứu vào thau chậu sạch. Hòa thêm nước ấm vào nước ngải cứu để ngâm tắm.

Lưu ý, khi thực hiện bài thuốc này, người bệnh không nên tắm bằng nước quá nóng.

Dùng lá ngải cứu tươi để chườm vào vùng da bị mề đay hoặc nấu nước tắm là mẹo chữa mề đay trong dân gian.
Dùng lá ngải cứu tươi để chườm vào vùng da bị mề đay hoặc nấu nước tắm là mẹo chữa mề đay trong dân gian.

Một vài lưu ý khi dùng lá ngải cứu

Khi dùng lá ngải cứu để chữa dị ứng nổi mề đay, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Chữa mề đay bằng lá ngải cứu chỉ là một mẹo dân gian. Người bệnh cần hỏi qua ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng;
  • Trong quá trình áp dụng bài thuốc chữa mề đay bằng ngải cứu, người bệnh không nên tự ý dừng thuốc Tây khi chưa có sự cho phép của bác sĩ;
  • Một số chất trong lá ngải cứu cũng có thể gây dị ứng ngoài da ở một số người. Do đó, cần thận trọng trước khi áp dụng;
  • Trong quá trình điều trị, nếu thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường nào, bệnh nhân cần khai báo với bác sĩ chuyên khoa;
  • Người đang mang thai không nên áp dụng bài thuốc chữa mề đay bằng cách tắm nước lá ngải cứu;
  • Cần thận trọng khi  áp dụng các bài thuốc chữa mề đay bằng lá ngải cứu cho trẻ nhỏ.

Một số biện pháp chăm sóc cơ thể khi bị mề đay

Bên cạnh việc điều trị mề đay bằng thuốc men, các bài thuốc từ thảo dược, người bệnh cũng cần lưu ý đến việc tự chăm sóc cơ thể. Chăm sóc sức khỏe đúng cách sẽ giúp chứng nổi mề đay mau chóng thuyên giảm.

Sau đây là một số điều người bệnh nên thực hiện:

  • Vệ sinh, tắm gội hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn, mồ hôi và bụi bẩn trên da. Người bị nổi mề đay nên tắm bằng nước ấm và không nên tắm quá lâu;
  • Thay quần áo hàng ngày;
  • Tránh tiếp xúc với nắng, gió, nước lạnh;
  • Uống đầy đủ nước mỗi ngày;
  • Ăn các thực phẩm giàu vitamin và có đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu;
  • Tránh dùng các loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm như thịt bò, thịt gà,… khiến cho histamin tăng cao, gây ngứa ngày nghiêm trọng hơn;
  • Kiêng dùng thức ăn cay nóng, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác;
  • Nên ăn nhiều trái cây tươi, giàu vitamin C, vitamin B;
  • Giữ ấm cơ thể, mặc quần áo dài khi trời trở lạnh, nhiệt độ môi trường thấp;
  • Tránh cọ xát, gãi ngứa quá nhiều vì sẽ khiến tình trạng sẩn ngứa tăng lên nhiều hơn. Không nên cọ gãi mạnh tay vì có thể gây trầy xước niêm mạc da, nhiễm trùng, mưng mủ.

Tóm lại, lá ngải cứu là một vị thuốc quý, được Đông y ứng dụng để bào chế nhiều bài thuốc chữa bệnh. Lá ngải cứu có tác dụng điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, lá ngải cứu trị mề đaychỉ là một mẹo dân gian, vẫn chưa có các nghiên cứu khoa học kiểm chứng hiệu quả của bài thuốc này. Do đó, người bệnh cần thận trọng và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng.

Cùng chuyên mục

Chữa mề đay bằng lá lốt: Chuyên gia gợi ý cách làm ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ cao

Chữa mề đay bằng lá lốt là mẹo dân gian được rất nhiều người biết đến và áp dụng. Thành phần hoạt chất bên trong lá lốt khi đi qua...

Mẹo dân gian chữa mề đay bằng cây thuốc nam quanh nhà

Mẹo chữa mề đay bằng thuốc nam tận dụng dược tính của thảo dược nhằm giảm viêm sưng, cải thiện nóng rát và ngứa ngáy ở da. Áp dụng đồng...

Nổi mề đay khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị an toàn mẹ bầu nên biết

Nổi mề đay mẩn ngứa khi mang thai gây ngứa dữ dội, khiến mẹ bầu mệt mỏi, bứt rứt và khó chịu. Nếu không xử lý sớm, bệnh có thể...

Bị nổi mề đay có ăn được thịt gà không? [CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP]

Bị nổi mề đay có ăn được thịt gà không là một trong những câu hỏi điển hình được nhiều người bệnh đưa ra. Vậy thực hư câu trả lời...

Nguyên nhân gây nổi mề đay ở trẻ em

Nổi mề đay ở trẻ: Nguyên nhân và cách xử lý bố mẹ cần làm ngay

Nổi mề đay ở trẻ em cũng có những biểu hiện như ở người lớn. Tuy nhiên, bệnh thường dai dẳng hơn khiến bé quấy khóc, chán ăn và ảnh...

Bị nổi mề đay lâu ngày không khỏi phải làm sao?

Nổi mề đay lâu ngày không khỏi xảy ra do thường xuyên tiếp xúc với dị nguyên, không can thiệp điều trị và suy giảm miễn dịch. Bên cạnh đó,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn