Triệu chứng đau nửa đầu bên trái cảnh báo bệnh gì?

Các xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu não chính xác nhất

Bệnh mất ngủ mãn tính: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Bật mí cách chữa mất ngủ bằng tinh bột nghệ bạn nên thử

8 Món ăn giúp an thần chữa mất ngủ siêu hiệu quả

Tìm hiểu cách điều trị mất ngủ bằng phương pháp châm cứu

Dùng mật ong chữa mất ngủ như thế nào đúng và hiệu quả

Khắc phục chứng mất ngủ đơn giản chỉ với 1 củ hành tây

Cách phòng ngừa chứng thiếu máu não ở người cao tuổi

Đau nửa đầu bên phải là bị gì? Có nguy hiểm không?

Thử ngay cách chữa mất ngủ bằng lá đinh lăng siêu đơn giản

Đinh lăng là loại cây quen thuộc trong đời sống người Việt, không chỉ được dùng làm cảnh, nấu ăn mà còn là vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh trong Đông y. Bộ phận được dùng nhiều nhất là lá và rễ, trong khi rễ cây đinh lăng có tác dụng hoạt huyết, an thần, kháng khuẩn, bồi bổ sức khỏe cơ bắp, thần kinh thì lá cây đinh lăng có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ điều trị mất ngủ. Chữa mất ngủ bằng lá cây đinh lăng là phương pháp được áp dụng phổ biến trong dân gian, được nhiều người biết đến do an toàn, lành tính mà cách thực hiện lại vô cùng đơn giản.

Chữa mất ngủ bằng lá đinh lăng là phương pháp được nhiều người áp dụng
Chữa mất ngủ bằng lá đinh lăng là phương pháp được nhiều người áp dụng

Lá đinh lăng và công dụng chữa mất ngủ

Đinh lăng có tên khoa học là Polyscias Fruticosa L. Harass còn được gọi bằng những cái tên khác như nam dương lâm, cây gỏi cá. Được mệnh danh là “nhân sâm của người nghèo” do có thể hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh lý. Đinh lăng có thân cây nhỏ, nhẵn, không có gai, lá kép 3 lần xẻ lông chim, cuống gầy dài từ 3 – 10mm, lá có mùi thơm, phiến lá chét có răng cưa không đều.

Đinh lăng là một loài cây nhỏ thuộc chi Đinh lăng, họ Ngũ gia bì, có cùng họ với nhân sâm nên cũng chứa các hoạt chất giống nhân sâm. Các nghiên cứu của y học hiện đại còn phát hiện ra rằng, đinh lăng ít độc, thậm chí so với nhân sâm còn ít độc hơn. Đinh lăng vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng bồi bổ khí huyết, nâng cao sức đề kháng, giúp ăn ngon miệng, thông huyết mạch, an thần, ngủ yên giấc… Do đó, đinh lăng có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị mất ngủ.

Theo nghiên cứu hiện đại, sở dĩ đinh lăng có tác dụng tốt trong việc điều trị mất ngủ là vì:

  • Giàu chất chống oxy hóa, có tác dụng nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến thần kinh như trầm cảm, mất ngủ.
  • Chứa lysine, cysteine, methionine, glucoside, tannin, flavonoid, alcaloid…  có tác dụng tăng cường sức dẻo dai của cơ thể, làm giảm huyết áp, giảm trương lực cơ tim, giúp tim co bóp chậm… 
  • Có tác dụng kích thích hệ thần kinh, tăng biên độ điện não, bổ thần kinh giúp  giảm bớt căng thẳng mệt mỏi, xoa dịu tinh thần để người mất ngủ cảm thấy thư thái, thoải mái hơn. 
  • Ức chế men Monoamine oxidase, giúp tăng khả năng dẫn truyền thông tin để quá trình dẫn truyền thông tin tại xung thần kinh luôn diễn ra mạnh mẽ giúp cơ thể thoải mái, bớt mệt mỏi
  • Giàu vitamin B1, B13, các axit amin… có tác dụng bồi bổ cơ thể, tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, lá đinh lăng có mùi thơm nhẹ, có tác dụng an thần, hỗ trợ đả thông kinh mạch để bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ để có một giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Cách chữa mất ngủ bằng lá đinh lăng

Có nhiều cách chữa mất ngủ bằng lá đinh lăng
Có nhiều cách chữa mất ngủ bằng lá đinh lăng

Lá đinh lăng không chỉ được dân gian sử dụng mà còn có mặt trong các bài thuốc chữa mất ngủ của Đông y. Có nhiều cách chữa mất ngủ bằng lá đinh lăng đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả tốt mà chi phí thấp bạn có thể tham khảo như:

1. Uống nước sắc từ lá đinh lăng

Sử dụng lá đinh lăng tươi nấu thành nước uống chữa mất ngủ là phương pháp hỗ trợ điều trị đơn giản nhất, rất phù hợp với người bận rộn cả ngày, khi có nhiều thời gian để chuẩn bị các bài thuốc điều trị chuyên sâu. Tùy vào cơ địa và tình trạng mất ngủ mà bạn lựa chọn phương pháp phù hợp. Cụ thể:

Chữa mất ngủ cho người suy nhược cơ thể

Đối với người suy nhược cơ thể do mất ngủ, thường xuyên lo âu, căng thẳng, ăn uống không ngon miệng thì không chỉ cần an thần, xoa dịu thần kinh mà còn phải bồi bổ cơ thể, giúp làm mát cơ thể từ bên trong, kích thích tiêu hóa để nâng cao sức khỏe. Bài thuốc này như sau:

  • Nguyên liệu: Lá đinh lăng khô, tang diệp, lá vông, rau má, cỏ mực mỗi vị 20g; 16g cây trinh nữ; hoàng bá, hoàng liên, bạch linh mỗi vị 10g
  • Lấy nguyên liệu đã chuẩn bị, rửa sạch bụi bẩn, cho vào ấm sắc với 700ml nước ở lửa nhỏ
  • Thấy còn 3300ml thì tắt bếp, chắt lấy nước bỏ bã, chia làm 2 phần bằng nhau, uống vào buổi sáng trước khi ăn và trước khi đi ngủ
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày, trong một tuần bạn sẽ thấy chứng mất ngủ được cải thiện.

Chữa mất ngủ lâu năm

Với người mất ngủ mãn tính, để đạt được hiệu quả tốt nhất, cần kết hợp với các vị thuốc có công dụng hỗ trợ điều trị mất ngủ. Mất ngủ mãn tính rất khó điều trị, vì thế, phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới thấy hiệu quả. 

Bài thuốc 1:

  • Nguyên liệu: 24g lá đinh lăng khô, 20g tang diệp, 20g lá vông, 15g liên nhục, 12g tâm sen
  • Rửa sạch dược liệu, cho vào ấm chuyên dụng sắc với 700ml ở lửa nhỏ, thấy còn 300ml thì tắt bếp
  • Chắt lấy nước, bỏ bã, chia thành 2 phần bằng nhau uống hết trong ngày
  • Sử dụng 1 chu kỳ 10 ngày, hết 1 chu kỳ thì nghỉ 3 ngày rồi lại tiếp tục, kiên trì cho đến khi chứng mất ngủ được cải thiện.

Công dụng: An thần, giảm hưng phấn, tạo giấc ngủ êm.

Bài thuốc 2

  • Nguyên liệu: Lá đinh lăng khô, lá vông, tâm sen mỗi vị 15g
  • Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị hãm với 500ml nước sôi
  • Uống hết trong ngày, thực hiện đều đặn mỗi ngày.

2. Dùng lá đinh lăng làm gối chữa mất ngủ

Gối lá đinh lăng có mùi thơm nhẹ, có tác dụng an thần giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ. Sử dụng gối đinh lăng chữa mất ngủ là phương pháp an toàn, hiệu quả cho mọi đối tượng, đặc biệt phù hợp với những người không thể uống được nước lá đinh lăng. Ngoài ra, để tăng hiệu quả, bạn có thể kết hợp với phương pháp uống nước lá đinh lăng. 

Không chỉ thích hợp với người lớn, người già hay mất ngủ, gối đinh lăng còn được sử dụng để giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc, không bị giật mình khi ngủ. Bên cạnh đó, tùy theo sở thích mà bạn điều chỉnh liều lượng lá thích hợp, tránh mùi quá nhẹ hoặc quá nồng khiến lá đinh lăng không thể phát huy được công dụng.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm lá đinh lăng non đem về rửa sạch, đem phơi dưới bóng râm. Tuyệt đối không nên phơi dưới ánh nắng trực tiếp để tránh làm mất mùi thơm tự nhiên của dược liệu.
  • Đến khi lá đinh lăng vừa mới khô tới thì nhanh chóng thu lại, không nên phơi quá khô sẽ khiến lá bị giòn. Lá được phơi dưới bóng râm, vừa khô tới sẽ có độ dẻo tự nhiên
  • Cho lá vào chảo sao vàng, đem đi hút ẩm rồi trộn với bông gòn để làm ruột gối. Cho ruột gối vào vỏ gối, khâu kín, sử dụng gối này gối đầu sẽ có tác dụng an thần giúp bạn dễ dàng ngủ ngon giấc.

Lưu ý: Không nên sử dụng quá nhiều lá đinh lăng để tránh mùi hắc, khiến bạn khó chịu. 

3. Chữa mất ngủ với món ăn từ lá đinh lăng

Có thể thêm lá đinh lăng vào các món ăn để chữa mất ngủ
Có thể thêm lá đinh lăng vào các món ăn để chữa mất ngủ

Bên cạnh việc sử dụng nước sắc từ lá đinh lăng với các dược liệu khác, bạn có thể thêm lá đinh lăng vào các món ăn để sử dụng. Một số món ăn ngon với lá đinh lăng có tác dụng hỗ trợ điều trị mất ngủ có thể kể đến như:

Cháo lá đinh lăng và tim heo

  • Nguyên liệu: 1 nắm lá đinh lăng, 1 quả tim heo, 20g gạo tẻ, hành lá, hành tím, gừng lát, rượu trắng, gia vị
  • Gạo vo sạch, ngâm 30 phút; lá đinh lăng tươi rửa sạch để ráo nước; gừng, hành tím, hành lá rửa sạch, cắt nhỏ
  • Tim heo chẻ đôi, chà rửa sạch sạch với muối, rửa lại nhiều lần với nước, tiếp tục chà sạch với 2 muỗng rượu trắng rồi rửa lại với nước, để ráo
  • Thái nhỏ tim heo thành miếng vừa ăn, ướp gia vị và hành băm, để trong 15 phút thì tiến hành xào sơ
  • Nấu cháo với 1,5 lít nước đến khi gạo nhừ hoàn toàn, đảo đều nồi cháo, cho tim heo vào đun sôi lại, thêm lá đinh lăng, lá hành, nêm nếm gia vị vừa ăn, tắt bếp, ăn khi còn nóng. 

Canh sườn nấu lá đinh lăng

  • Nguyên liệu: 500g sườn non, 1 nắm lá đinh lăng, gia vị
  • Sườn non chặt khúc, rửa sạch, trụng sơ với nước sôi để khử mùi, vớt ra để ráo nước
  • Phi thơm hành, đổ sườn vào đảo đều cho đến khi thịt săn lại, nêm nếm gia vị 
  • Cho nước vào, hầm đến khi thịt mềm, vớt bớt bọt để nước canh trong
  • Khi sườn đã chín nhừ thì thả lá đinh lăng vào, đun sôi, nêm nếm lại gia vị
  • Dùng khi còn nóng có thể ăn với cơm trắng hoặc ăn bún.

Một số lưu ý khi chữa mất ngủ bằng lá đinh lăng

Không dùng đinh lăng cho người có vấn đề về tiêu hóa
Không dùng đinh lăng cho người có vấn đề về tiêu hóa

Khi sử dụng lá đinh lăng để chữa mất ngủ, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không nên dùng đinh lăng với liều cao vì trong đinh lăng có chứa Ancaloit có thể gây hoa mắt, chóng mặt. Đặc biệt, nếu dùng với liều cao còn gây tiêu chảy, nôn mửa, mệt mỏi do say thuốc. Đinh lăng càng lâu năm thì có dược tính càng cao do đó cần thận trọng khi sử dụng.
  • Với các đối tượng như người mắc bệnh gan, trẻ em, phụ nữ mang thai… cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Lá đinh lăng mặc dù có tác dụng tốt trong việc bồi bổ cơ thể, hỗ trợ trị mất ngủ nhưng hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Hơn nữa các phương pháp dân gian thương có tác dụng chậm, phải kiên trì thì mới thấy hiệu quả. 
  • Nên kết hợp cùng chế độ ăn uống và lối sống khoa học, hạn chế rượu bia thuốc lá, cà phê, các loại trà để tránh khiến tình trạng mất ngủ ngày một nghiêm trọng hơn.
  • Không dùng lá đinh lăng cho người rối loạn về tiêu hóa, suy giảm chức năng gan, có vấn đề về tim mạch.

Trên đây là một số cách chữa mất ngủ bằng lá đinh lăng mà bạn có thể tham khảo. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên thăm khám bác sĩ để được hỗ trợ. Chỉ nên áp dụng các phương pháp dân gian dưới dạng biện pháp hỗ trợ điều trị vì chúng không thể trị dứt điểm nguyên nhân gây mất ngủ của bạn.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Vì sao chúng ta bị khó ngủ sau khi uống trà và cafe?

Mách bạn cách chữa mất ngủ sau khi uống trà, cafe

Tại sao sau khi uống trà và cafe, đa số chúng ta thường mất ngủ? Đâu là cách chữa mất ngủ sau khi uống trà, cafe? Bài viết dưới đây...

Các phương pháp vật lý trị liệu chữa mất ngủ

Áp dụng vật lý trị liệu trong điều trị bệnh mất ngủ

Khi bị mất ngủ, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến việc sử dụng thuốc ngủ để lấy lại giấc ngủ ngay lập tức. Tuy nhiên, về lâu dài thì đây...

Mẹo hay ngâm chân chữa mất ngủ tại nhà bạn nên thử

Ngâm chân chữa mất ngủ là mẹo trị bệnh theo kinh nghiệm dân gian. Thực tế, mẹo chữa này đã được khoa học công nhận có tác dụng an thần,...

Mẹo trị mất ngủ cho bà bầu an toàn không dùng thuốc

11 Mẹo trị mất ngủ cho bà bầu an toàn không dùng thuốc

Mất ngủ là một trong những vấn đề rắc rối thường gặp của nhiều chị em phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Nếu để tình trạng này kéo dài...

Các cách chữa mất ngủ bằng cây lạc tiên

Mẹo dân gian chữa mất ngủ bằng cây lạc tiên ( nhãn lồng)

Chữa mất ngủ bằng cây lạc tiên là một trong những phương pháp được đánh giá là hiệu quả và an toàn. Trà lạc tiên có tác dụng thư giãn...

Công dụng chữa mất ngủ của nhụy hoa nghệ tây

Công dụng chữa mất ngủ của nhụy hoa nghệ tây (saffron)

Chữa mất ngủ bằng nhụy hoa nghệ tây (saffron) là một trong những phương pháp đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Nhụy hoa nghệ tây thường được gọi...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn